Căn Nguyên Giận Dữ


Có những điều mà chúng ta nên nổi giận nhưng cũng có những điều mà người ta giận cách vô cớ; họ chỉ muốn giận. Đôi khi chúng ta không biết do đâu mà giận. Tôi gặp một vài người đã nói với tôi thế này, “Tôi cảm thấy hay giận nhưng tôi không hiểu tại sao . . . không biết có gì không ổn nơi tôi?” Chắc chắn có nguyên do đâu đó nên mới giận, và nhờ cầu nguyện cũng như đối diện với sự thật sẽ giúp phát hiện nguyên do. Tôi thấy rằng Chúa thường tỏ cho tôi vấn đề thật sự của tôi là gì nếu tôi cầu hỏi Ngài. Điều mà Ngài tỏ cho tôi không phải là điều tôi muốn nghe, đặc biệt nếu Ngài tỏ rằng tôi có vấn đề. Do đó Ngài muốn chúng ta đối diện sự thật trong con người bề trong và điều đó sẽ giải phóng chúng ta. 



Cho đến khi tôi là một phụ nữ tuổi trung niên thì tôi mới có vấn đề giận dữ. Mỗi khi tôi không được như ý, cơn giận tôi nổi khùng lên vì trước giờ tôi quan sát ba tôi đã hành xử như thế. Người hay giận dữ thường xuất thân từ một gia đình hay giận dữ. Đây là thói quen mà người ta đã học từ nhỏ và nếu không xử lý thì giận dữ sẽ cứ tiếp tục. Chẳng hạn, thống kê cho biết nhiều người nam hay đánh đập vợ con là những người đã chứng kiến cách mà cha họ đã từng đối xử với mẹ họ như vậy. Cho dù họ có thể không thích nhìn thấy cảnh mẹ họ bị ngược đãi, nhưng họ thường giải quyết sự xung đột tương tự như thế.

Cha tôi thường hay bạo lực với mẹ tôi, đặc biệt lúc ông say. Ông là người nóng tính, và dù chúng tôi không biết hết nguyên do tại sao ông hay giận nhưng chúng tôi biết được ông nội của tôi cũng là người hay giận, khó tính và hay dùng cơn giận là biện pháp để kiểm soát gia đình. Kinh Thánh dạy chúng ta rằng tội lỗi và cách hành xử kèm theo thường được truyền lại từ đời này sang đời kia trừ khi người đó học yêu Chúa và bắt đầu áp dụng các nguyên tắc của Chúa vào đời sống họ (Phục Truyền 5:8-10) 

Tôi đã thấy xiềng xích giận dữ và bạo lực trong gia đình tôi đã bị bẻ gãy trong chính cuộc đời mà tôi đang sống đây, và Chúa cũng muốn làm điều tương tự cho bất kỳ ai có vấn đề giận dữ. Hãy để thì giờ ngẫm nghĩ về gia đình mà bạn lớn lên. Bầu không khí đó như thế nào? Những người lớn xử sự với nhau như thế nào khi gặp xung đột? Gia đình đó có sống giả vờ hay thành thật và cởi mở với nhau? Nếu bạn tình cờ là một trong những người diễm phúc được sống trong một bầu không khí gia đình tin kính thì bạn nên cảm tạ Chúa vì môi trường đó giúp bạn thăng tiến trong đời. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta trước đây không có được tấm gương tốt như thế thì cũng có thể được phục hồi nhờ tình thương của Chúa và lẽ thật của Lời Ngài.