Căn nguyên giận dữ - Làm Sao Góp Ý Đúng Kinh Thánh


Không chỉ cha tôi bạo hành mà mẹ tôi cũng không góp ý ông. Bà nhút nhát nên bà hay khúm núm chịu đựng việc lạm dụng quyền hạn của ông. Bà không chỉ không bảo vệ mình mà bà còn không bảo vệ tôi nữa. Tôi đâm ra khinh bỉ sự bạc nhược của bà và từ lúc nhỏ tôi đã quyết định rằng tôi không bao giờ tỏ vẻ yếu hèn hay để ai ngược đãi tôi. Do cố gắng tự vệ nên tôi thành người hay kiểm soát. Tôi nghĩ nếu tôi kiểm soát mọi việc hay mọi người thì tôi sẽ không bị tổn thương, tuy nhiên cách hành xử của tôi không mang lại kết quả vì đó là tội lỗi. Cuối cùng nhà tôi dùng đến sự góp ý theo Kinh Thánh trong mối quan hệ của chúng tôi, và dù việc này mất một thời gian nhưng nó đã giúp tôi thay đổi.



Dù chúng ta được kêu gọi đến bình an và nên tìm kiếm cũng như đeo đuổi bình an, nhưng sợ không dám góp ý những người ngược đãi chúng ta không phải là cách để giải quyết xung đột. Trong gia đình chúng tôi, cuối cùng chúng tôi học được rằng sự cởi mở và thành thật luôn luôn là cách xử sự hay nhất. Nhà tôi và tôi đã có bốn đứa con lớn, và chúng tôi đã dành nhiều thì giờ bên nhau. Có những lúc chúng tôi cũng nổi giận và nói những điều gây xung đột, nhưng tôi mừng để nói là không ai giận lâu cả. Chúng tôi làm sáng tỏ vấn đề, và dù chúng tôi bất đồng nhưng chúng tôi cố gắng đồng ý là có bất đồng. Chúng tôi biết mối nguy của sự xung đột và cam kết không cho nó xảy ra trong gia đình chúng tôi. Tôi chia sẻ điều này để chỉ ra rằng dù tôi đã lớn lên trong một gia đình hay nổi giận và lúc đầu tôi đã mang điều này trong chính gia đình riêng của tôi, nhưng lối sống tội lỗi này đã bị bẻ gãy bởi ơn thương xót và ân sủng của Chúa và nhờ sự vâng theo Lời Chúa.

Sự góp ý theo Kinh Thánh là chúng ta bắt đầu góp ý khi Chúa dẫn dắt chúng ta làm và chờ đợi cho đến khi Chúa dẫn dắt chúng ta làm. Có quá nhiều sự góp ý quá sớm nên làm cho người đã giận lại giận thêm. Hãy trình bày vấn đề cách bình tĩnh và yêu thương và cố gắng nói chuyện cách rõ ràng và đơn giản. Dùng cơn giận để đối phó với cơn giận thì không xong rồi, nên điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh đang khi góp ý. 
Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận; còn lời nói sỗ 
sàng gây ra tức giận.
Châm Ngôn 15:1
Lưỡi hiền lành là cây sự sống, còn lưỡi gian tà làm 
tinh thần suy sụp.
Châm Ngôn 15:4
Nhờ nhẫn nhịn mới thuyết phục được người cai trị, 
lưỡi mềm mại bẻ gãy xương cốt.
Châm Ngôn 25:15

Hãy nói cho người đó biết bạn góp ý về cách cư xử của họ khiến bạn cảm thấy như thế nào và cho họ biết cư xử như thế thì không thể chấp nhận được. Cố gắng giữ cho giọng nói dịu dàng, nhưng cương định. Hãy xác nhận rằng bạn yêu thương người đó và mong muốn mối quan hệ được tốt đẹp, nhưng bạn không thể chấp nhận cách đối xử lạm dụng và khiếm nhã như thế. Đừng ngạc nhiên nếu lúc đầu người đó không chấp nhận lời góp ý của bạn. Thông thường chúng ta cần thời gian để chúng ta hiểu thấu đáo vấn đề. Cũng đừng ngạc nhiên nếu người đó đâm ra giận dữ và lại buộc tội bạn đã gây ra vấn đề. Hãy giữ vững quyết định của bạn, cầu nguyện nhiều và để Chúa có thời gian làm việc. Thường thì người đó sẽ quay lại với bạn và xin lỗi bạn và nhận ra rằng bạn đúng.

Khi nhà tôi góp ý tôi, anh cho tôi biết là anh yêu tôi nhưng sẽ không tôn trọng tôi nếu tôi không sẵn sàng đối 
diện với cách cư xử tội lỗi của tôi và để cho Chúa thay đổi tôi. Anh cũng cho tôi biết thái độ và lời nói của tôi đã khiến cho anh cảm thấy thế nào, và anh cũng cho tôi biết anh đã bị tổn thương rất nhiều nên cần thời gian để được chữa lành. Anh không hề xử tệ với tôi và anh cũng không xua đuổi tôi qua sự im lặng, nhưng anh luôn kiên định và xác quyết. Lúc đầu tôi không chịu nghe, rất bảo thủ và tìm cách cho anh biết là anh hoàn toàn sai. Nhưng cuối cùng tôi nhận trách nhiệm và bắt đầu hợp tác với Thánh Linh để được thay đổi. Sự kiên định và bình thản mà nhà tôi đã bày tỏ cho tôi trong suốt quá trình này thật là quan trọng, và tôi tin điều này cũng thật quan trọng cho những ai rơi vào trường hợp cần sự góp ý tương tự như thế