Khi Đức Chúa Trời sáng tạo nên thế gian này cùng với A Đam và Ê va, không có điều đau đớn hay hoàn cảnh khốn cùng nào tồn tại trên trái đất này. Họ được sống hạnh phúc trong khu vườn điạ đàng. Nhưng sau đó, họ bị Đức Chúa Trời đuổi khỏi vườn địa đàng.
Ai trong chúng ta đã từng biết đến bức họa vẽ hình hai người nam nữ trần truồng, dùng lá cây vả che thân với nét mặt thật buồn bả khi bị đuổi khỏi vườn địa đàng? Đó chính là bức tranh nổi tiếng về cảnh mất vườn địa đàng của A Đam và Ê va. Từ khi hai người này bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, loài người bắt đầu gánh chịu đau đớn. Tại sao họ bị họ đuổi khỏi vườn địa đàng? Chắc ai cũng biết vì họ đã ăn trái của cây biết thiện ác. Tôi xin được trích dẫn những câu Kinh Thánh sau đây:
“Chúa, Đức Chúa Trời trồng một khu vườn tại Ê Đen ở phía đông và đặt người Ngài đã dựng nên tại đó. Chúa, Đức Chúa Trời khiến từ đất mộc lên những cây cối nhìn đẹp mắt và ăn ngon. Giữa vườn có cây sự sống và cây biết Thiện Ác……” Chúa, Đức Chúa Trời đặt người vào vườn Ê Đen để canh tác và chăm sóc vườn. Chúa, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho người rằng “ Con có thể ăn bất cứ trái cây nào trong vườn, nhưng về cây biết Thiện Ác thì không được ăn vì ngày nào con ăn trái đó chắc chắn con sẽ chết” (Sáng thế ký 2:8-9;15-17). Sau đó Đức Chúa Trời tiếp rằng “ Con người ở một mình không tốt! Ta sẽ dựng nên cho ngươi một kẻ giúp đỡ thích hợp” (Sáng thế ký 2:18).
Ngài đem đến mọi thú đồng và mọi chim trời cho A Đam nhưng không tìm được một kẻ giúp đỡ thích hợp với A Đam nên Ngài lấy một chiếc xương sườn của người và từ đó dựng nên một người nữ. Và cũng chép rằng A Đam và vợ cả hai điều trần truồng nhưng không thấy xấu hổ. “Trong tất cả các thú rừng mà Chúa, Đức Chúa Trời tạo nên, rắn xảo quyệt hơn cả. Rắn nói với người nữ ‘ Có phải Đức Chuá Trời cấm bà không được phép ăn bất cứ cây nào trong vườn không?’ Người nữ đáp cùng rắn ‘Chúng tôi được các trái cây trong vườn nhưng về trái của cây trồng giữa vườn, Đức Chúa Trời đã phán: Các con không được ăn trái đó cũng không được động đến nữa kẻo các con sẽ chết!
Rắn bảo người nữ ‘Chắc chắn không chết đâu vì Đức Chúa Trời biết ngày nào đó ông bà ăn trái ấy mắt ông bà sẽ mở ra, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chuá Trời, biết điều Thiện Ác.’ Người nữ thấy trái cây vừa ăn ngon vừa đẹp mắt, lại quý vì mở mang trí khôn, liền hái và ăn rồi trao cho người chồng đang ở đó, chồng cũng ăn nữa, mắt của hai ngươi điều mở ra và nhận biết mình đang trần truồng. Họ kết lá vả làm khố che thân.
Khi nghe tiếng Chúa, Đức Chúa Trời đi lại trong vườn lúc chiều mát, A Đam và vợ ẩn nấp giữa giữa lùm cây trong vườn để tránh mặt Chúa, Đức Chúa Trời. Chúa, Đức Chúa Trời gọi A Đam và hỏi ‘ Con ở đâu?’ A Đam thưa ‘Con nghe tiếng Ngài trong vườn nên con sợ, vì trần truồng nên con chốn!’ Đức Chúa Trời hỏi ‘Ai nói cho con biết con trần truồng? Con đã ăn trái cây ta dặn đừng ăn phải không?’ A Đam thưa ‘Người nữ Ngài đặt bên con đã đưa con trái cây đó và con ăn rồi!’ Chúa, Đức Chúa Trời hỏi người nữ ‘Con đã làm gì vậy?’ Người nữ thưa ‘Con rắn lừa gạt con nên con ăn!’ Chúa, Đức Chúa Trời bảo con rắn ‘Vì mày đã làm điều đó nên mày phải chịu rủa sả giữa tất cả các loài gia súc và thú rừng. Mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn đời, Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, dòng dõi mày và dòng dỏi người nữ thù nghịch nhau. Người ấy sẽ chà đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người. Người nói với người nữ ‘Ta sẽ tăng thêm nhiều đau đớn khi thai nghén con sẽ đau đớn khi sinh nở, dục vọng con sẽ hướng về chồng và chồng sẽ quản trị con!
Ngài phán với A Đam ‘Vì con đã nghe lời vợ ăn trái cây ta đã truyền lệnh đừng ăn nên đất đai bị rủa sã vì con, cả đời con phải làm lụng khó nhọc mới có miếng ăn. Đất sẽ sinh các loài gai góc và con sẽ ăn cây cỏ ngoài đồng. Con phải đổ mồ hôi trán mới có thức ăn cho đến ngày con trở về đất vì con từ đất mà ra. Vì con là bụi đất sẽ trở về cùng bụi đất.A Đam đặt tên vợ là E Va vì nàng sẽ là mẹ của cả loài người. Chúa, Đức Chúa Trời lấy da thú làm áo mặc cho A Đam và vợ người. Chúa, Đức Chúa Trời phán ‘Này loài người đã trở nên một bậc giống như chúng ta, biết phân biệt thiện ác, bây giờ coi chừng nó cũng đưa tay ra hái trái cây của sự sống mà ăn và sống mãi mãi vì thế Đức Chuá Trời đuổi A Đam ra khỏi vườn Ê đen để canh tác đất đai vì loài người từ đó mà ra. Ngài đuổi loài người ra và đặt ở phía đông vườn Ê đen các Chê-ru-bim và một thanh gươm sáng lòa đưa qua đưa lại để canh giữ con đường dẫn đến cây sự sống.”
Tôi đã trình bày Lời Chúa ở cả đoạn ba của sách Sáng Thế Ký để chúng ta có thể biết được tội lỗi đã đi vào thế giới loài người như thế nào và kết quả của nó làm con người đau khổ ra sao. Nếu chúng ta không biết được những câu Kinh Thánh này, thì không thể nào trình bày về vấn đề của tội lỗi và chúng ta cũng không biết sự cứu rỗi là gì. Vậy thế, đây là phần Kinh Thánh thật quan trọng mà chúng ta ai nấy cần phải đọc thật kỹ.
Vừa rồi, một thành viên trong nhóm học Kinh Thánh tại nhà tôi nói rằng “Từ ‘Cấm’ khi viết bằng tiếng Hán là sự kết hợp giữa từ mang ý nghĩa ‘biểu lộ’ bên dưới và bên trên là hình ảnh của hai cái cây.” Từ ‘Cấm’ này có ý nghĩa biểu lộ hai cái cây. Mọi người chúng tôi đều gật đầu vì đây là hình ảnh thật thú vị. Như tôi trình bày, trong sách Sáng Thế Ký, Lời Chúa có nói “Giữa vườn có Cây Sự Sống và cây Biết Thiện Ác” (Sáng Thế Ký 2:9)
Trước khi A Đam và Ê va chưa phạm tội, Đức Chúa Trời không cấm ăn trái của hai cây này nhưng chỉ cấm ăn trái của Cây Biết Thiện Ác mà thôi. Nhưng vì A Đam và Ê va hái trái của Cây Biết Thiện Ác và ăn nên bị Đức Chúa Trời ngăn cấm con đường dẫn đến cây Sự Sống nữa. Tôi không chắc chắn về nguồn gốc thật sự của từ “Cấm” trong tiếng Hán nhưng tôi nghĩ từ này mang ý nghĩa thật thú vị. Vậy tại sao Ê va phạm luật cấm này? Vì bà bị con rắn cám dỗ. Nó rất xảo quyệt trong việc cám dỗ bà. Nó hỏi Ê va rằng: “Có phải Đức Chúa Trời cấm bà không được phép ăn bất cứ thứ trái cây nào trong vườn không?” Sau đó nó nói rằng “ Chắc chắn ông bà không chết đâu! Khi ăn trái ấy, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện ác mà thôi.” Rắn không bao giờ nói “ Ăn trái ấy đi”. Vì thế, sau khi Đức Chúa Trời hỏi thì Ê va biện minh rằng “Con rắn lừa gạt con” Nhưng con rắn có thể bào chữa cho mình “Tôi chưa bao giờ bảo họ ăn cả.” Chính vì thế chúng ta thấy được sự xảo quyệt trong lời cám dỗ của con rắn.
Xung quanh chúng ta đầy dẫy sự cám dỗ. Không có cuộc sống nào có thể thoát khỏi cám dỗ. Có một số điều tôi hơi thắc mắc về câu chuyện phạm tội này của loài người.
Thứ nhất, tại sao Đức Chúa Trời dựng nên cây mà không cho ăn nó? Và nếu vậy thì ai được ăn trái của Cây Biết Thiện Ác này? Trồng một cây có trái thật ngon giữa vườn và nói “Đừng ăn nó” thì quả là một điều phiền toái phải không? Hơn nữa nó lại là cây rất nguy hiểm nếu ai ăn vào thì sẽ chết. Tôi từng không hiểu tại sao Đức Chúa Trời trồng cây nguy hiểm này ở đó.
Một thắc mắc nữa là khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, tại sao Ngài không tạo cho con người vốn sẵn tấm lòng ngoan ngoãn vâng phục trọn vẹn, thì A Đam và vợ mình sao phạm tội cùng Ngài được. Có lẽ có nhiều người cũng đặt câu hỏi giống như tôi vậy. Nhưng Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người và ban cho họ có ý chí tự do. Nếu loài người được tạo ra không có tự do trong ý chí, chỉ hành động theo bản năng thì chắc chắn rằng không có tự do thật sự là điều tốt không? Ai cũng cho là không cả, nhưng chúng ta lại luôn cho rằng “Giá mà không có Cây Biết Thiện Ác!” hoặc “ Tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người chúng tôi như thế này?”
Đó là điều thật vô lý. Có một người phụ nữ đã ăn cắp hàng ở cửa hiệu nói rằng “Tôi không thể ngừng việc ăn cắp được vì có nhiều hàng hóa mình thích đang ở ngay trước mắt.” Ít nhiều chúng ta cũng có thái độ biện bạch và cãi vã như cô ấy trong một vài trường hợp tương tự. Mặt khác, AĐam và Êva ăn trái của Cây Biết Thiện Ác với tham vọng được trở nên khôn ngoan như Đức Chúa Trời. Hậu quả là họ trở nên khôn ngoan như thế nào? Kinh Thánh nói rằng A Đam và Ê va nhận biết mình đang trần truồng nên kết lá vả làm khố che thân để lấp đi sự lõa lồ của mình.
Trước đây tôi không bao giờ nghĩ đến ý nghĩa sâu sắc của phân đoạn Kinh Thánh này nên chỉ hình dung ra hình dáng của hai người đang che thân mình một cách vội vàng và thầm nghĩ “ Hình ảnh AĐam và Êva kết lá vả che thân là sự khởi đầu của nghề may vá ngày nay”. Nhưng nếu đọc thật kỹ thì chúng ta nhận thấy được rằng họ đã cảm thấy lúng túng khi biết mình đang trần truồng và lấy lá cây vả đóng khố che xung quanh lưng mình mà thôi. Còn ngực và bụng vẫn để trần. Tôi không hiểu rõ điều này, vì nếu họ cảm thấy lúng túng vì sự trần truồng của mình thì phải biết xấu hổ khi ngực và rốn mình vẫn bị phơi bày ra mới đúng. Điều tôi lấy làm lạ là tại sao họ chỉ che xung quanh lưng thôi. Mitsuyo chồng tôi cho rằng “Có thể điều đó liên quan đến tình dục của hai người nam và nữ.”
Mục đích của họ muốn ăn trái cấm để trở nên khôn ngoan như Đức Chúa Trời, nhưng ngay sau khi ăn xong họ cảm thấy lúng túng. Hẳn là họ đã nhận biết sự yếu đuối và xấu xa của mình ngay lúc đó. Họ không thể trở nên như Đức Chúa Trời mà họ còn nhận biết tình trạng thật của mình mà mình không thể chi phối thậm chí chính mình được.
A Đam và Ê va thật khốn khổ. Đó là ý nghĩa của con người biết thiện ác. Con người dẫu đã biết điều thiện nhưng không thể làm điều đó được. Dẫu biết điều ác cũng không thể tránh nó được. Khi biết sự xấu hổ này được tượng trưng cho tình dục một cách rõ ràng, họ vội vàng kết lá vả làm khố che thân. Nhưng hình dáng xấu hổ của chúng ta cho dù có mặc bao nhiêu quần áo cũng không thể che được trước mặt Đức Chúa Trời. Khi nghe tiếng Đức Chúa Trời, họ ẩn nấp dưới lùm cây trong vườn để tránh mặt Ngài. Thật ra họ không cần phải ẩn nấp nếu họ trở nên như Đức Chúa Trời sau khi đã ăn trái của Cây Biết Thiện Ác.
Khi nghe tiếng Đức Chúa Trời “Con ở đâu” thì AĐam và Êva đáp “Vì con trần truồng nên con sợ và trốn.” Đây là lời nói dối đầu tiên xuất phát từ miệng AĐam và Êva trong lịch sử nhân loại. Họ cảm thấy xấu hổ vì trần truồng là sự thật nhưng lý đo thứ nhất mà họ ẩn nấp là vì họ đã ăn trái mà Đức Chúa Trời cấm ăn. Nên lẽ ra họ phải nói rằng “Chúng con đã làm điều khủng khiếp. Chúng con ẩn nấp vì chúng con đã ăn trái cây mà Ngài cấm. Chúng con ăn trái đó vì có lòng tham muốn được trở nên giống như Ngài. Xin Chúa tha thứ cho chúng con.”
Vì nếu AĐam và Êva trở nên người biết thiện ác, tất nhiên họ phải biết xin lỗi như vậy mới đúng. Họ chỉ biết thiện ác mà thôi chứ không có năng lực để làm điều thiện là phải xin lỗi Chúa. Hơn nữa, khi AĐam nghe tiếng Chúa hỏi “Con đã ăn trái cây ta dặn đừng ăn phải không?” thì AĐam trả lời rằng “ Người nữ Ngài đặt bên cạnh con đã đưa con ăn trái đó và con ăn rồi!” Ở đây ta thấy A Đam đổ trách nhiệm hai lần:
“(Thật là phiền toái quá!) Vì người nữ Ngài đặt bên cạnh con đã đưa trái cây đó nên con (không thể từ chối được ) và ăn rồi. (Chúa ơi, người nữ mà Ngài đặt bên con là một người không tốt rồi.)”
Tức AĐam không chỉ đỗ lỗi cho Ê va mà còn quy trách nhiệm cho Đức Chúa Trời nữa. Hành động của A Đam phản ảnh được hình ảnh của chúng ta ngày nay biết bao. “Tôi không bao giờ tin có Đức Chúa Trời”. “ Không thể tránh được vì tôi sinh ra vốn như vậy” “Không phải là lỗi của tôi mà thôi.” Bao giờ chúng ta cũng muốn trút hết trách nhiệm cho người khác hoặc cho Đức Chúa Trời. Êva cũng vậy, khi bị Đức Chúa Trời khiển trách Ê va đổ lỗi cho con rắn rằng” Con rắn lừa gạt con”.
Cả AĐam và Êva không nói một lời xin lỗi nào cả. Nếu hai người này sắp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời để cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi mình thì sao? Chắc chắn Ngài đã tha thứ cho hai người rồi. Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho những người không ăn năn vì Ngài là thánh khiết. Sự thánh khiết và tội lỗi sum sê nhau như nước và dầu. Tôi không thể nghỉ đến mức độ nghiêm trọng trong việc A Đam và Êva đã không nhìn nhận tội lỗi của mình.
Chính chúng ta cũng ít khi chịu xin lỗi người khác trong những sinh hoạt hàng ngày. Đối với Đức Chúa Trời là điều tất nhiên nhưng đối với con người chúng ta cũng như vậy. Không phải vì chúng ta không nhận biết được tội lỗi mình. Chúng ta biết mà không chịu xin lỗi. Thậm chí khi chúng ta biết mình phải xin lỗi nhưng chúng ta không thể hiện được điều đó một cách dể dàng. Biết điều tốt mà không thực hiện điều đó được thì thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng ta phải biết rằng dù chúng ta tốt nghiệp Đại học nổi tiếng và có bao nhiêu bằng cấp, dù là những người rất tài giỏi nhưng chúng ta vẩn có những vấn đề không thể giải quyết được.
Mỗi năm có những loại màu và kiểu thời trang mới được thông tin để làm kiểu mẫu đặc trưng cho thời trang năm đó. Màu năm nay là nho hay nâu, thời trang váy nữ dài hay ngắn. Tôi không biết ai có ý tưởng này và vì lý do nào, có lẽ đó là chiến lược của những hãng sản xuất quần áo nhằm gây ấn tượng đặt trưng, những cái gì của năm ngoái đã cũ rồi và nhằm giúp cho người tiêu dùng mua được cái gì đó mới. Hể màu thời trang được loan báo thì các tiệm quần áo thời trang ở đâu cũng trưng bày những hàng hóa có màu thời trang đó. Ở đâu cũng có váy và áo sơ mi kiểu thời trang dù người nào có màu da trắng hay đen cũng thích mặc màu nâu nếu đó là màu thời trang. Dù chân ngắn hay dài người ta cũng thích mặc váy ngắn vì ấy là kiểu thời trang mới.
Hầu như ai cũng có khuynh hướng chạy theo thời trang. Đa số mọi người cảm thấy xấu hổ khi bị người khác cho rằng mình là người lạc hậu, không hợp thời trang. Tại sao vậy? Tôi nghỉ rằng con người phải có thói quen nếu không làm giống người ta thì cảm thấy không yên lòng. Không phải về khía cạnh thời trang mà thôi. Nếu người hàng xóm mình mua tivi thì chúng ta nghĩ mình cũng phải có. Nhìn thấy xe hơi của người hàng xóm, chúng ta cũng phải muốn mình có một cái giống như vậy. Lúc nào cũng muốn mình phải bằng người khác hoặc giống người khác, nếu không giống người khác thì không yên tâm, đó là suy nghĩ đã xuất phát từ trong bản chất của Ađam và Êva.
Ê va ăn trái cây mà Đức Chúa Trời cấm. Bà đã phạm ba tội: Tội kiêu ngạo muốn trở nên khôn ngoan giống như Đức Chúa Trời, tội không vâng theo Đức Chúa Trời và tội ăn cắp. Có lẽ sau khi ăn rồi, Êva không được yên tâm trong lòng. Bà cảm thấy cô đơn khi ăn một mình nên đưa AĐam cùng ăn. Có lẽ Ađam muốn thử loại trái cây mà Êva đã ăn nên ông không ngần ngại ăn trái đó. Ê a có được một người đồng phạm với mình nên bây giờ bà cảm thấy yên tâm hơn.
Vừa qua, tôi đọc một bài báo đưa tin về một nhóm học sinh cấp hai ăn cắp hàng ở một cửa hiệu nọ.Lúc đầu chỉ có một người ăn cắp hàng, rồi cậu ta rủ rê người khác, người đó rũ thêm một người khác nữa và kết quả là có cả một nhóm trộm cắp chỉ trong một chốc lát. Lối suy nghĩ “Lúc nào cũng cảm thấy không yên tâm nếu không giống như người khác dù giống việc tốt hay xấu” thì cũng là khủng khiếp. Tội lỗi bắt đầu nảy sinh tràn ngập cả thế gian này cũng bắt đầu từ lối suy nghỉ đó. Ê va là người khởi xướng việc ăn cắp. Bà đã hái ăn trái cây mà Đức Chúa Trời cấm không được ăn. Cây đó không phải từ Ê va mà của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ê va mời A đam cùng ăn và khiến ông thành đồng phạm chung với bà.
Vào mùa thu năm trước, tôi có một chuyến đi giảng ở Yamagata. Trên đoạn đường đi taxi đến Teno, tôi nhìn thấy một vườn táo sum sê. Nhìn những cây đó có nhánh lớn rất nhiều trái vươn ra cả ngoài đường. Nhìn những trái táo thật đẹp mắt, tôi nói “ Ố, ngon quá!”. Người tài xế liền bảo “ Tôi có thể hái một vài trái cho chị.” Tôi vội vàng trả lời: “Ồ không nên, vì đó là của người khác.” “Không sao đâu, ở đây hái một hai trái táo thì chẳng ăn thua gì. Không nên lấy nhiều và đem về chứ hái một vài trái để ăn thì không sao cả”. Anh ấy liền trả lời như vậy.
Suýt chút nữa thì anh ấy đã dừng xe để hái nó rồi. Tôi nghĩ rằng cái cảm giác “Hái một hai trái táo cũng không sao” đã hình thành từ trong máu của tổ phụ chúng ta là A đam và Ê va rồi. Họ chính là những người khởi đầu cho tội ăn cắp. Nói thật, lần đầu tiên đọc sách này, tôi từng nghỉ rằng “Trái cây dù có quý giá bao nhiêu cũng chỉ là trái cây thôi, lấy cắp một hai trái cũng không sao cả. Loài người chúng ta cũng thường tha thứ những việc nhỏ như vậy thì tại sao Đức Chúa Trời không chịu tha thứ đến nỗi phải đuổi hai người ra khỏi vườn địa đàng?”
Nhưng không phải A đam và Ê va ăn trái vì quá đói, cũng không phải là vì trái đó ngon, nhưng họ ăn vì lòng ham muốn được trở nên như Đức Chúa Trời. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ trở thành Đức Chúa Trời và đuổi Ngài ra khỏi ngai vàng của Ngài. Nên kết quả là họ bị đuổi khỏi vườn Ê đen chỉ vì họ muốn đuổi Đức Chúa Trời chứ không phải vì Đức Chúa Trời độc ác mà không tha thứ cho họ.
Có một thắc mắc trong tôi. Tội “ăn trái cấm để trở nên giống Chúa” và tội “họ không xin lỗi” thì tội nào nặng hơn? Theo tôi thì tội “không xin lỗi” nặng hơn. Còn quý vị là những độc giả của quyển sách này, sẽ nghĩ sao?
Ví dụ, một em bé khoảng mười hai, mười ba tuổi ăn cắp 1,000 yên của mẹ nó. Trong lúc không có mẹ ở nhà, nó đến gần ví tiền, quan sát chung quanh và lấy tờ giấy 1,000 yên. Dĩ nhiên khi làm điều đó, trong lòng nó cũng có những nỗi sợ sệt. Khi lấy được tiền rồi nó vẫn sợ không biết việc nó làm có bị ba mẹ phát hiện hay không, sự sợ hãi ấy khiến nó suy nghĩ rằng “Giá như mình đừng lấy thì hơn”, rồi tự nhủ “Bây giờ vẫn chưa muộn để trả lại tiền vị mẹ vẫn chưa biết mà.”
Thế là có một sự đấu tranh trong lòng “Tôi có cần trả lại tiền không? Không sao vì có rất nhiều tờ giấy bạc 1,000 yên trong ví, chắc là mẹ không phát hiện ra. Mình đã lỡ ăn cắp rồi, không cần phải trả lại.”
Nhưng đến khi người mẹ phát hiện mất tiền thì lòng đứa trẻ lúc bây giờ chai lì, cứng đầu khi nghe mẹ hỏi “Mẹ bị mất một tờ giấy bạc 1,000 yên, con có thấy nó ở đâu không?”
Nó liền trả lời “ Con không biết”
“Con nói thật không?”
“Thật chứ, tại sao con biết được tiền của mẹ ở đâu.” Nó đang dói mẹ mình.
“Trước đây con cũng có lần lấy tiền mẹ phải không?”
“ Thôi, đủ rồi. Nếu mẹ nghỉ con ăn cắp thì cứ coi như điều này là lỗi của con đi.”
Nó trở nên giận dỗi và nói với mẹ bằng một giọng đầy thách thức. Đến khi người mẹ phát hiện số tiền bị mất đang nằm trong túi nó. Bà liền hỏi “ Vậy đây là cái gì?”
Nó im lặng “ Chết tiệt! Mình bị phát hiện rồi.”
Khi biết không còn giấu được nữa, nó nghĩ trong lòng “(Thế đã sao nào! Vì tiền quà mẹ cho con quá ít nên con mới làm thế.)”
Người mẹ nói “ Lấy tiền của người khác dù là lấy của cha mẹ mình cũng là một điều rất xấu, con không nên làm như vậy. Con hãy xin lỗi mẹ đi.” “(Ồ nực cười làm sao.)”
“Tại sao con im lặng, con cứng cứng cổ làm sao! Con không biết xin lỗi hả?”
Nhưng nó vẫn thản nhiên nghĩ bụng “(Đừng có cằn nhằn hoài như vậy, con chỉ lấy có 1,000 yên thôi mà, vả lại tiền của mẹ thì thỉnh thoảng con lấy thì có sao đâu.)”
Đứa trẻ này có thái độ xấc xược và không chịu xin lỗi. Trước khi tội lỗi nó bị phát hiện, nó tuy có sợ nhưng đến lúc bị phát hiện rồi nó lại bất thình lình tỏ thái độ thách thức, cứng đẩu và xem thường việc đó. Điều đó cũng giống như tâm lý một người đàn ông có tính trăng hoa. Họ rất sợ tội ngoại tình của mình bị phát hiện nhưng nếu chuyện lộ ra thì họ tỏ thái độ thách thức với người khác. Tại sao con người lại có thái độ như vậy? Tại sao chúng ta không thể xin lỗi được một cách dể dàng khi mình phạm lỗi. Có phải chúng ta thấy tội lỗi mình chưa nghiêm trọng đến mức phải xin lỗi? Trước đây tôi không nhận biết được tội lỗi của mình. Khi hai mươi ba tuổi tôi đính hôn. Nhưng sau một thời gian ngắn tôi bị bệnh lao và ba năm sau đó việc đính hôn của tôi đã bị hủy bỏ.
Sau đó tôi có một người yêu mới tên là Maekawa Tadashi. Vài năm sau đó người đàn ông mà trước đây đã đính hôn đến thăm tôi mỗi ngày. Anh ấy đã có vợ rồi nên tôi không cho anh ấy đến thăm tôi một cách thường xuyên như thế. Nếu vợ anh ấy biết được chồng mình đến thăm cô gái mà trước đây anh ấy đã từng đính hôn thì lòng chị ấy sẽ tổn thương biết bao! Nhưng lúc bấy giờ tôi không nghĩ mình đang đồng tình với việc xấu. Nếu người khác làm giống những việc tôi làm thì chắc chắn tôi sẽ khiển trách người đó vì cho rằng việc ấy không tốt. Nhưng chính bản thân tôi, tôi thấy nó không đến nỗi xấu lắm. Bây giờ tôi nghĩ rằng “ Không nhận biết tội lỗi chính là tội lỗi.) Khi tôi nhận thấy mình quá thờ ơ với lương tâm của mình, tôi quyết định chịu phép Báp tem vì biết rằng tôi không thể làm được điều gì để có thể thoát khỏi tội lỗi và tội lỗi của tôi cần được tha thứ.
Tôi nghĩ rằng chúng ta phạm tội ở chỗ chúng ta không nhận ra mình chính là tội nhân. A đam và Ê va không thừa nhận tội lỗi của mình nên họ không xin lỗi Đức Chúa Trời. A đam nghỉ đó là lỗi của Đức Chúa Trời và Ê va, Ê va nghỉ là lỗi của con rắn lừa dối bà. Chính vì thế họ nghĩ mình không cần phải xin lỗi Đức Chúa Trời.
Mặc dù tội lỗi của họ thật lớn vì họ có tham vọng muốn nắm lấy quyền hành của Đức Chúa Trời, nếu họ sắp mình xuống trước mặt Ngài và xin lỗi Ngài với tấm lòng chân thật thì tôi nghỉ Đức Chúa Trời chắc đã tha thứ cho họ rồi, vì lúc đó họ vẫn có thể nói chuyện với Ngài được, nhưng họ đã ngoan cố không chịu xin lỗi Ngài.
Phạm tội mà không thừa nhận tội lỗi chính là tội lỗi dứt khoát không thể tha thứ được. Khi đọc câu chuyện bị đuổi khỏi vườn Ê đen trong sách Sáng Thế Ký này, tôi thấy thái độ của con rắn trước mặt Đức Chúa Trời thật thú vị. Co rắn có thể bào chữa cho mình rằng “Con không bảo họ phải ăn”.
Nó không xin lỗi mà cũng không đổ lỗi cho người khác. Trong cả ba đối tượng trên, chỉ có con rắn là hiện thân của ma quỷ, biết được tội lỗi kinh khủng như thế nào. Nó càng khiếp sợ bao nhiêu thì càng ra sức cám dỗ con người đi vào sự tối tăm của tội lỗi bấy nhiêu.
Trong Gia cơ 2:19, tác giả nói rằng: “Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm, các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ”. Có lẽ ma quỷ run sợ và biết rõ Đức Chúa Trời nhiều hơn hết ai. Nhưng đối với ma quỷ, Đức Chúa Trời không phải là đối tượng để tin cậy và thờ phượng mà là đối tượng để chống nghịch lại. Satan biết Đức Chúa Trời thật sự là Đấng thánh khiết như ma quỷ biết vậy. Vì thế con rắn trở thành một con vật bị rủa sả nhất giữa tất cả các loài gia súc và thú rừng. Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho dòng dõi con rắn và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau và một ngày nào đó dòng dỏi Ê va sẽ chiến thắng dòng dõi con rắn.
Mặt khác, dòng dõi Ê va mang ý nghĩa chính là Chúa Cứu Thế. Đó là lời tiên tri về Chúa Cứu Thế sẽ đến. Giao ước cứu rỗi tuyệt vời của Chúa được bày tỏ ra ở đây. Dù sao đi nữa A đam và Ê va đã phạm tội mà ngoan cố không xin lỗi, khi bị đuổi khỏi vườn Ê đen, Đức Chúa Trời nói với họ rằng “…. Đất đai bị rủa sả vì con ;cả đời con phải làm lụng khó nhọc mới có miếng ăn,...con phải đổ mồ hôi trán mới có thức ăn, cho đến ngày con trở về đất, vì con từ đất mà ra” (Sáng Thế Ký 3:17-19)
Con người tự gây ra sự đau đớn cho mình, nhưng khi Đức Chúa Trời đuổi họ ra khỏi vườn Ê đen, Ngài lấy da thú làm áo mặc cho hai người. Tôi nghe nói rằng Đức Chúa Trời ở Cựu Ước là Đức Chúa Trời của sự phẫn nộ, nhưng tôi hơi nghi ngờ Ngài có thật sự như vậy không? Ngài chuẩn bị sự cứu rỗi cho tương lai và lấy da thú làm áo mặc cho loài người. Tôi nghĩ Ngài thật sự là Đấng có lòng yêu thương sâu sắc từ ban đầu. Quả thật, trên thế gian này có những sự đau đớn vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, nhưng thật ra loài người ai nấy cũng đều đáng bị hủy diệt vì tội lỗi. Nếu Đức Chúa Trời muốn trừng phạt nghiêm ngặt A đam và Ê va thì Ngài có thể giết họ ngay cũng được. Thế thì, Ngài không thể nào là Đức Chúa Trời của sự phẫn nộ được mà Ngài chính là Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại.
Nghĩ đến những thanh niên ngày nay, tôi thấy cuộc sống của họ quả thật vất vả. Để sống được đến năm sáu mươi năm quả là một việc thật vất vả! con người sinh ra có bản chất dễ phạm tội nên chúng ta muốn sống một cách chân thật cũng là một điều rất khó. Hơn nữa, hằng ngày chúng ta phải đối điện với những sự hiểu lầm của người khác, những đau đớn và sự phản bội trong cuộc sống. Nếu chúng ta vẫn là tội nhân mà cứ sống mãi không phải chết thì sao? Khi suy nghĩ đến điều đó, tôi không đứng vững nỗi vì đó là một điều thật kinh khủng.
Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời đặt các Chê-ru-bim và một thanh gươm sáng lòa đưa qua đưa lại để canh giữ con đường dẫn đến Cây Sự Sống để con người khỏi ăn trái đó. Đây cũng là sự yêu thương sâu sắc của Ngài. Nếu Ađam và Êva ăn Trái Cây Sự Sống trước và sau đó ăn trái của Cây Biết Thiện Ác thì họ trở nên như thế nào? Tôi nghĩ, đối với người không có tội thì họ sống mãi mãi cũng chẳng sao, nhưng đối với người có tội thì cuộc sống có giới hạn sẽ tốt hơn. Nếu con người sống được đến một hay mười ngàn năm thì ai cũng có thể phạm tội giết người hoặc nhiều tội thật xấu xa không kể xiết.
Đức Chúa Trời đã sắm sẳn một chương trình tốt đẹp để cho chúng ta có cuộc đời mới. Qua Chúa Cứu Thế, con người chúng ta dù không hoàn hảo cũng có thể biết được tình yêu thương của Ngài và ngợi khen Ngài. Tôi còn thắc mắc một điều nữa là “Tại sao Đức Chúa Trời khiến từ đất mọc lên Cây Biết Điều Thiện Ác là cây mà Chúa cấm ăn.Vậy thì ai được phép ăn trái cây đó?”
Tôi cho rằng một ngày nào đó Ngài định cho con người được ăn. Chúng ta không thể cho một em bé mới sinh ra ăn thịt bò hay đậu phộng. Để nó ăn được cũng đòi hỏi phải có một thời điểm nhất định. Ngài cũng có một thời điểm để quyết định cho con người ăn trái cấm này. Nếu họ vâng theo lời Chúa thì Ngài hẳn đã ban cho họ thời điểm đó rồi.
Một mục sư nói trong bài giảng của ông rằng “Có lẽ những tín đồ cảm thấy đố kỵ với mục sư, vì họ cho rằng đã là mục sư thì sống mạnh mẽ trong đức tin là một việc không khó. Nhưng điều đó thật không dể đâu. Dù chúng ta sống trong một đất nước hoàn toàn chỉ có Cơ Đốc giáo thì cũng vậy thôi. Là một người sống trong thế gian này, lúc nào đức tin của chúng ta cũng dễ bị lung lay.” Lời ông nói thật đúng. Dù sinh ra trong một gia đình Cơ Đốc, bản thân chúng ta không thể có được một tín ngưỡng dễ dàng. Ngược lại một gia đình mục sư hay tín đồ sùng đạo thường hay có những đứa con phản nghịch.
Khi đọc hết ba đoạn đầu tiên của sách Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ hiểu được tại sao những điều này lại xảy ra. Ngay cả A đam và Ê va là những người luôn ở cùng Đức Chúa Trời tại vườn Ê đen cũng nghe theo lời con rắn hơn là Lời của Đức Chúa Trời. Dù thấy được Ngài – Đấng sáng tạo nên mình – ngay trước mặt mà họ không thể tin Ngài, dù ở bên cạnh Ngài – trong vườn địa đàng – họ vẩn bị cám dỗ. Thì cũng vậy, đức tin của chúng ta không thể tự nhiên phát triển chỉ vì chúng ta có một môi trường tốt lành. Việc Đức Chúa Trời ban cho con người có ý chí tự do có một ý nghĩa thật sâu sắc không thể nào đo được.
Tại sao Đức Chúa Trời không tạo nên loài người vốn không biết phản nghịch? Nhiều lần tôi tự hỏi như vậy. Ông Todoroki Yuichi đã cho một ví dụ trong quyển sách “Tân 1000 câu hỏi” của mình như sau: Một người kia dùng thế lực để bức ép một phụ nữ lấy anh ta và nói với người phụ nữ ấy rằng “Anh yêu em, nếu em lấy anh thì em muốn điều chi cũng được, nhưng anh không bao giờ cho phép em rời xa khỏi anh,” thì chúng ta nghĩ sao về thái độ này? Đó chỉ là biểu hiện của một tình yêu ích kỷ dựa vào quyền lực của mình thôi. Trong sự ép buộc, không có tình yêu thương thật sự. Tình yêu thương chân thật là sự hòa hợp giữa những tâm hồn tự nguyện và biết tôn trọng tự do lẫn nhau. Đó là một lý do thật quan trọng khiến chúng ta phải suy nghĩ xem chúng ta nên có trách nhiệm đáp lại tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Đức Chúa Trời hay không.
Ai trong chúng ta đã từng biết đến bức họa vẽ hình hai người nam nữ trần truồng, dùng lá cây vả che thân với nét mặt thật buồn bả khi bị đuổi khỏi vườn địa đàng? Đó chính là bức tranh nổi tiếng về cảnh mất vườn địa đàng của A Đam và Ê va. Từ khi hai người này bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng, loài người bắt đầu gánh chịu đau đớn. Tại sao họ bị họ đuổi khỏi vườn địa đàng? Chắc ai cũng biết vì họ đã ăn trái của cây biết thiện ác. Tôi xin được trích dẫn những câu Kinh Thánh sau đây:
“Chúa, Đức Chúa Trời trồng một khu vườn tại Ê Đen ở phía đông và đặt người Ngài đã dựng nên tại đó. Chúa, Đức Chúa Trời khiến từ đất mộc lên những cây cối nhìn đẹp mắt và ăn ngon. Giữa vườn có cây sự sống và cây biết Thiện Ác……” Chúa, Đức Chúa Trời đặt người vào vườn Ê Đen để canh tác và chăm sóc vườn. Chúa, Đức Chúa Trời truyền lệnh cho người rằng “ Con có thể ăn bất cứ trái cây nào trong vườn, nhưng về cây biết Thiện Ác thì không được ăn vì ngày nào con ăn trái đó chắc chắn con sẽ chết” (Sáng thế ký 2:8-9;15-17). Sau đó Đức Chúa Trời tiếp rằng “ Con người ở một mình không tốt! Ta sẽ dựng nên cho ngươi một kẻ giúp đỡ thích hợp” (Sáng thế ký 2:18).
Ngài đem đến mọi thú đồng và mọi chim trời cho A Đam nhưng không tìm được một kẻ giúp đỡ thích hợp với A Đam nên Ngài lấy một chiếc xương sườn của người và từ đó dựng nên một người nữ. Và cũng chép rằng A Đam và vợ cả hai điều trần truồng nhưng không thấy xấu hổ. “Trong tất cả các thú rừng mà Chúa, Đức Chúa Trời tạo nên, rắn xảo quyệt hơn cả. Rắn nói với người nữ ‘ Có phải Đức Chuá Trời cấm bà không được phép ăn bất cứ cây nào trong vườn không?’ Người nữ đáp cùng rắn ‘Chúng tôi được các trái cây trong vườn nhưng về trái của cây trồng giữa vườn, Đức Chúa Trời đã phán: Các con không được ăn trái đó cũng không được động đến nữa kẻo các con sẽ chết!
Rắn bảo người nữ ‘Chắc chắn không chết đâu vì Đức Chúa Trời biết ngày nào đó ông bà ăn trái ấy mắt ông bà sẽ mở ra, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chuá Trời, biết điều Thiện Ác.’ Người nữ thấy trái cây vừa ăn ngon vừa đẹp mắt, lại quý vì mở mang trí khôn, liền hái và ăn rồi trao cho người chồng đang ở đó, chồng cũng ăn nữa, mắt của hai ngươi điều mở ra và nhận biết mình đang trần truồng. Họ kết lá vả làm khố che thân.
Khi nghe tiếng Chúa, Đức Chúa Trời đi lại trong vườn lúc chiều mát, A Đam và vợ ẩn nấp giữa giữa lùm cây trong vườn để tránh mặt Chúa, Đức Chúa Trời. Chúa, Đức Chúa Trời gọi A Đam và hỏi ‘ Con ở đâu?’ A Đam thưa ‘Con nghe tiếng Ngài trong vườn nên con sợ, vì trần truồng nên con chốn!’ Đức Chúa Trời hỏi ‘Ai nói cho con biết con trần truồng? Con đã ăn trái cây ta dặn đừng ăn phải không?’ A Đam thưa ‘Người nữ Ngài đặt bên con đã đưa con trái cây đó và con ăn rồi!’ Chúa, Đức Chúa Trời hỏi người nữ ‘Con đã làm gì vậy?’ Người nữ thưa ‘Con rắn lừa gạt con nên con ăn!’ Chúa, Đức Chúa Trời bảo con rắn ‘Vì mày đã làm điều đó nên mày phải chịu rủa sả giữa tất cả các loài gia súc và thú rừng. Mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn đời, Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, dòng dõi mày và dòng dỏi người nữ thù nghịch nhau. Người ấy sẽ chà đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người. Người nói với người nữ ‘Ta sẽ tăng thêm nhiều đau đớn khi thai nghén con sẽ đau đớn khi sinh nở, dục vọng con sẽ hướng về chồng và chồng sẽ quản trị con!
Ngài phán với A Đam ‘Vì con đã nghe lời vợ ăn trái cây ta đã truyền lệnh đừng ăn nên đất đai bị rủa sã vì con, cả đời con phải làm lụng khó nhọc mới có miếng ăn. Đất sẽ sinh các loài gai góc và con sẽ ăn cây cỏ ngoài đồng. Con phải đổ mồ hôi trán mới có thức ăn cho đến ngày con trở về đất vì con từ đất mà ra. Vì con là bụi đất sẽ trở về cùng bụi đất.A Đam đặt tên vợ là E Va vì nàng sẽ là mẹ của cả loài người. Chúa, Đức Chúa Trời lấy da thú làm áo mặc cho A Đam và vợ người. Chúa, Đức Chúa Trời phán ‘Này loài người đã trở nên một bậc giống như chúng ta, biết phân biệt thiện ác, bây giờ coi chừng nó cũng đưa tay ra hái trái cây của sự sống mà ăn và sống mãi mãi vì thế Đức Chuá Trời đuổi A Đam ra khỏi vườn Ê đen để canh tác đất đai vì loài người từ đó mà ra. Ngài đuổi loài người ra và đặt ở phía đông vườn Ê đen các Chê-ru-bim và một thanh gươm sáng lòa đưa qua đưa lại để canh giữ con đường dẫn đến cây sự sống.”
Tôi đã trình bày Lời Chúa ở cả đoạn ba của sách Sáng Thế Ký để chúng ta có thể biết được tội lỗi đã đi vào thế giới loài người như thế nào và kết quả của nó làm con người đau khổ ra sao. Nếu chúng ta không biết được những câu Kinh Thánh này, thì không thể nào trình bày về vấn đề của tội lỗi và chúng ta cũng không biết sự cứu rỗi là gì. Vậy thế, đây là phần Kinh Thánh thật quan trọng mà chúng ta ai nấy cần phải đọc thật kỹ.
Vừa rồi, một thành viên trong nhóm học Kinh Thánh tại nhà tôi nói rằng “Từ ‘Cấm’ khi viết bằng tiếng Hán là sự kết hợp giữa từ mang ý nghĩa ‘biểu lộ’ bên dưới và bên trên là hình ảnh của hai cái cây.” Từ ‘Cấm’ này có ý nghĩa biểu lộ hai cái cây. Mọi người chúng tôi đều gật đầu vì đây là hình ảnh thật thú vị. Như tôi trình bày, trong sách Sáng Thế Ký, Lời Chúa có nói “Giữa vườn có Cây Sự Sống và cây Biết Thiện Ác” (Sáng Thế Ký 2:9)
Trước khi A Đam và Ê va chưa phạm tội, Đức Chúa Trời không cấm ăn trái của hai cây này nhưng chỉ cấm ăn trái của Cây Biết Thiện Ác mà thôi. Nhưng vì A Đam và Ê va hái trái của Cây Biết Thiện Ác và ăn nên bị Đức Chúa Trời ngăn cấm con đường dẫn đến cây Sự Sống nữa. Tôi không chắc chắn về nguồn gốc thật sự của từ “Cấm” trong tiếng Hán nhưng tôi nghĩ từ này mang ý nghĩa thật thú vị. Vậy tại sao Ê va phạm luật cấm này? Vì bà bị con rắn cám dỗ. Nó rất xảo quyệt trong việc cám dỗ bà. Nó hỏi Ê va rằng: “Có phải Đức Chúa Trời cấm bà không được phép ăn bất cứ thứ trái cây nào trong vườn không?” Sau đó nó nói rằng “ Chắc chắn ông bà không chết đâu! Khi ăn trái ấy, ông bà sẽ trở nên giống như Đức Chúa Trời, biết điều thiện ác mà thôi.” Rắn không bao giờ nói “ Ăn trái ấy đi”. Vì thế, sau khi Đức Chúa Trời hỏi thì Ê va biện minh rằng “Con rắn lừa gạt con” Nhưng con rắn có thể bào chữa cho mình “Tôi chưa bao giờ bảo họ ăn cả.” Chính vì thế chúng ta thấy được sự xảo quyệt trong lời cám dỗ của con rắn.
Xung quanh chúng ta đầy dẫy sự cám dỗ. Không có cuộc sống nào có thể thoát khỏi cám dỗ. Có một số điều tôi hơi thắc mắc về câu chuyện phạm tội này của loài người.
Thứ nhất, tại sao Đức Chúa Trời dựng nên cây mà không cho ăn nó? Và nếu vậy thì ai được ăn trái của Cây Biết Thiện Ác này? Trồng một cây có trái thật ngon giữa vườn và nói “Đừng ăn nó” thì quả là một điều phiền toái phải không? Hơn nữa nó lại là cây rất nguy hiểm nếu ai ăn vào thì sẽ chết. Tôi từng không hiểu tại sao Đức Chúa Trời trồng cây nguy hiểm này ở đó.
Một thắc mắc nữa là khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, tại sao Ngài không tạo cho con người vốn sẵn tấm lòng ngoan ngoãn vâng phục trọn vẹn, thì A Đam và vợ mình sao phạm tội cùng Ngài được. Có lẽ có nhiều người cũng đặt câu hỏi giống như tôi vậy. Nhưng Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người và ban cho họ có ý chí tự do. Nếu loài người được tạo ra không có tự do trong ý chí, chỉ hành động theo bản năng thì chắc chắn rằng không có tự do thật sự là điều tốt không? Ai cũng cho là không cả, nhưng chúng ta lại luôn cho rằng “Giá mà không có Cây Biết Thiện Ác!” hoặc “ Tại sao Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người chúng tôi như thế này?”
Đó là điều thật vô lý. Có một người phụ nữ đã ăn cắp hàng ở cửa hiệu nói rằng “Tôi không thể ngừng việc ăn cắp được vì có nhiều hàng hóa mình thích đang ở ngay trước mắt.” Ít nhiều chúng ta cũng có thái độ biện bạch và cãi vã như cô ấy trong một vài trường hợp tương tự. Mặt khác, AĐam và Êva ăn trái của Cây Biết Thiện Ác với tham vọng được trở nên khôn ngoan như Đức Chúa Trời. Hậu quả là họ trở nên khôn ngoan như thế nào? Kinh Thánh nói rằng A Đam và Ê va nhận biết mình đang trần truồng nên kết lá vả làm khố che thân để lấp đi sự lõa lồ của mình.
Trước đây tôi không bao giờ nghĩ đến ý nghĩa sâu sắc của phân đoạn Kinh Thánh này nên chỉ hình dung ra hình dáng của hai người đang che thân mình một cách vội vàng và thầm nghĩ “ Hình ảnh AĐam và Êva kết lá vả che thân là sự khởi đầu của nghề may vá ngày nay”. Nhưng nếu đọc thật kỹ thì chúng ta nhận thấy được rằng họ đã cảm thấy lúng túng khi biết mình đang trần truồng và lấy lá cây vả đóng khố che xung quanh lưng mình mà thôi. Còn ngực và bụng vẫn để trần. Tôi không hiểu rõ điều này, vì nếu họ cảm thấy lúng túng vì sự trần truồng của mình thì phải biết xấu hổ khi ngực và rốn mình vẫn bị phơi bày ra mới đúng. Điều tôi lấy làm lạ là tại sao họ chỉ che xung quanh lưng thôi. Mitsuyo chồng tôi cho rằng “Có thể điều đó liên quan đến tình dục của hai người nam và nữ.”
Mục đích của họ muốn ăn trái cấm để trở nên khôn ngoan như Đức Chúa Trời, nhưng ngay sau khi ăn xong họ cảm thấy lúng túng. Hẳn là họ đã nhận biết sự yếu đuối và xấu xa của mình ngay lúc đó. Họ không thể trở nên như Đức Chúa Trời mà họ còn nhận biết tình trạng thật của mình mà mình không thể chi phối thậm chí chính mình được.
A Đam và Ê va thật khốn khổ. Đó là ý nghĩa của con người biết thiện ác. Con người dẫu đã biết điều thiện nhưng không thể làm điều đó được. Dẫu biết điều ác cũng không thể tránh nó được. Khi biết sự xấu hổ này được tượng trưng cho tình dục một cách rõ ràng, họ vội vàng kết lá vả làm khố che thân. Nhưng hình dáng xấu hổ của chúng ta cho dù có mặc bao nhiêu quần áo cũng không thể che được trước mặt Đức Chúa Trời. Khi nghe tiếng Đức Chúa Trời, họ ẩn nấp dưới lùm cây trong vườn để tránh mặt Ngài. Thật ra họ không cần phải ẩn nấp nếu họ trở nên như Đức Chúa Trời sau khi đã ăn trái của Cây Biết Thiện Ác.
Khi nghe tiếng Đức Chúa Trời “Con ở đâu” thì AĐam và Êva đáp “Vì con trần truồng nên con sợ và trốn.” Đây là lời nói dối đầu tiên xuất phát từ miệng AĐam và Êva trong lịch sử nhân loại. Họ cảm thấy xấu hổ vì trần truồng là sự thật nhưng lý đo thứ nhất mà họ ẩn nấp là vì họ đã ăn trái mà Đức Chúa Trời cấm ăn. Nên lẽ ra họ phải nói rằng “Chúng con đã làm điều khủng khiếp. Chúng con ẩn nấp vì chúng con đã ăn trái cây mà Ngài cấm. Chúng con ăn trái đó vì có lòng tham muốn được trở nên giống như Ngài. Xin Chúa tha thứ cho chúng con.”
Vì nếu AĐam và Êva trở nên người biết thiện ác, tất nhiên họ phải biết xin lỗi như vậy mới đúng. Họ chỉ biết thiện ác mà thôi chứ không có năng lực để làm điều thiện là phải xin lỗi Chúa. Hơn nữa, khi AĐam nghe tiếng Chúa hỏi “Con đã ăn trái cây ta dặn đừng ăn phải không?” thì AĐam trả lời rằng “ Người nữ Ngài đặt bên cạnh con đã đưa con ăn trái đó và con ăn rồi!” Ở đây ta thấy A Đam đổ trách nhiệm hai lần:
“(Thật là phiền toái quá!) Vì người nữ Ngài đặt bên cạnh con đã đưa trái cây đó nên con (không thể từ chối được ) và ăn rồi. (Chúa ơi, người nữ mà Ngài đặt bên con là một người không tốt rồi.)”
Tức AĐam không chỉ đỗ lỗi cho Ê va mà còn quy trách nhiệm cho Đức Chúa Trời nữa. Hành động của A Đam phản ảnh được hình ảnh của chúng ta ngày nay biết bao. “Tôi không bao giờ tin có Đức Chúa Trời”. “ Không thể tránh được vì tôi sinh ra vốn như vậy” “Không phải là lỗi của tôi mà thôi.” Bao giờ chúng ta cũng muốn trút hết trách nhiệm cho người khác hoặc cho Đức Chúa Trời. Êva cũng vậy, khi bị Đức Chúa Trời khiển trách Ê va đổ lỗi cho con rắn rằng” Con rắn lừa gạt con”.
Cả AĐam và Êva không nói một lời xin lỗi nào cả. Nếu hai người này sắp mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời để cầu xin Chúa tha thứ tội lỗi mình thì sao? Chắc chắn Ngài đã tha thứ cho hai người rồi. Đức Chúa Trời không thể tha thứ cho những người không ăn năn vì Ngài là thánh khiết. Sự thánh khiết và tội lỗi sum sê nhau như nước và dầu. Tôi không thể nghỉ đến mức độ nghiêm trọng trong việc A Đam và Êva đã không nhìn nhận tội lỗi của mình.
Chính chúng ta cũng ít khi chịu xin lỗi người khác trong những sinh hoạt hàng ngày. Đối với Đức Chúa Trời là điều tất nhiên nhưng đối với con người chúng ta cũng như vậy. Không phải vì chúng ta không nhận biết được tội lỗi mình. Chúng ta biết mà không chịu xin lỗi. Thậm chí khi chúng ta biết mình phải xin lỗi nhưng chúng ta không thể hiện được điều đó một cách dể dàng. Biết điều tốt mà không thực hiện điều đó được thì thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Chúng ta phải biết rằng dù chúng ta tốt nghiệp Đại học nổi tiếng và có bao nhiêu bằng cấp, dù là những người rất tài giỏi nhưng chúng ta vẩn có những vấn đề không thể giải quyết được.
Mỗi năm có những loại màu và kiểu thời trang mới được thông tin để làm kiểu mẫu đặc trưng cho thời trang năm đó. Màu năm nay là nho hay nâu, thời trang váy nữ dài hay ngắn. Tôi không biết ai có ý tưởng này và vì lý do nào, có lẽ đó là chiến lược của những hãng sản xuất quần áo nhằm gây ấn tượng đặt trưng, những cái gì của năm ngoái đã cũ rồi và nhằm giúp cho người tiêu dùng mua được cái gì đó mới. Hể màu thời trang được loan báo thì các tiệm quần áo thời trang ở đâu cũng trưng bày những hàng hóa có màu thời trang đó. Ở đâu cũng có váy và áo sơ mi kiểu thời trang dù người nào có màu da trắng hay đen cũng thích mặc màu nâu nếu đó là màu thời trang. Dù chân ngắn hay dài người ta cũng thích mặc váy ngắn vì ấy là kiểu thời trang mới.
Hầu như ai cũng có khuynh hướng chạy theo thời trang. Đa số mọi người cảm thấy xấu hổ khi bị người khác cho rằng mình là người lạc hậu, không hợp thời trang. Tại sao vậy? Tôi nghỉ rằng con người phải có thói quen nếu không làm giống người ta thì cảm thấy không yên lòng. Không phải về khía cạnh thời trang mà thôi. Nếu người hàng xóm mình mua tivi thì chúng ta nghĩ mình cũng phải có. Nhìn thấy xe hơi của người hàng xóm, chúng ta cũng phải muốn mình có một cái giống như vậy. Lúc nào cũng muốn mình phải bằng người khác hoặc giống người khác, nếu không giống người khác thì không yên tâm, đó là suy nghĩ đã xuất phát từ trong bản chất của Ađam và Êva.
Ê va ăn trái cây mà Đức Chúa Trời cấm. Bà đã phạm ba tội: Tội kiêu ngạo muốn trở nên khôn ngoan giống như Đức Chúa Trời, tội không vâng theo Đức Chúa Trời và tội ăn cắp. Có lẽ sau khi ăn rồi, Êva không được yên tâm trong lòng. Bà cảm thấy cô đơn khi ăn một mình nên đưa AĐam cùng ăn. Có lẽ Ađam muốn thử loại trái cây mà Êva đã ăn nên ông không ngần ngại ăn trái đó. Ê a có được một người đồng phạm với mình nên bây giờ bà cảm thấy yên tâm hơn.
Vừa qua, tôi đọc một bài báo đưa tin về một nhóm học sinh cấp hai ăn cắp hàng ở một cửa hiệu nọ.Lúc đầu chỉ có một người ăn cắp hàng, rồi cậu ta rủ rê người khác, người đó rũ thêm một người khác nữa và kết quả là có cả một nhóm trộm cắp chỉ trong một chốc lát. Lối suy nghĩ “Lúc nào cũng cảm thấy không yên tâm nếu không giống như người khác dù giống việc tốt hay xấu” thì cũng là khủng khiếp. Tội lỗi bắt đầu nảy sinh tràn ngập cả thế gian này cũng bắt đầu từ lối suy nghỉ đó. Ê va là người khởi xướng việc ăn cắp. Bà đã hái ăn trái cây mà Đức Chúa Trời cấm không được ăn. Cây đó không phải từ Ê va mà của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ê va mời A đam cùng ăn và khiến ông thành đồng phạm chung với bà.
Vào mùa thu năm trước, tôi có một chuyến đi giảng ở Yamagata. Trên đoạn đường đi taxi đến Teno, tôi nhìn thấy một vườn táo sum sê. Nhìn những cây đó có nhánh lớn rất nhiều trái vươn ra cả ngoài đường. Nhìn những trái táo thật đẹp mắt, tôi nói “ Ố, ngon quá!”. Người tài xế liền bảo “ Tôi có thể hái một vài trái cho chị.” Tôi vội vàng trả lời: “Ồ không nên, vì đó là của người khác.” “Không sao đâu, ở đây hái một hai trái táo thì chẳng ăn thua gì. Không nên lấy nhiều và đem về chứ hái một vài trái để ăn thì không sao cả”. Anh ấy liền trả lời như vậy.
Suýt chút nữa thì anh ấy đã dừng xe để hái nó rồi. Tôi nghĩ rằng cái cảm giác “Hái một hai trái táo cũng không sao” đã hình thành từ trong máu của tổ phụ chúng ta là A đam và Ê va rồi. Họ chính là những người khởi đầu cho tội ăn cắp. Nói thật, lần đầu tiên đọc sách này, tôi từng nghỉ rằng “Trái cây dù có quý giá bao nhiêu cũng chỉ là trái cây thôi, lấy cắp một hai trái cũng không sao cả. Loài người chúng ta cũng thường tha thứ những việc nhỏ như vậy thì tại sao Đức Chúa Trời không chịu tha thứ đến nỗi phải đuổi hai người ra khỏi vườn địa đàng?”
Nhưng không phải A đam và Ê va ăn trái vì quá đói, cũng không phải là vì trái đó ngon, nhưng họ ăn vì lòng ham muốn được trở nên như Đức Chúa Trời. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ trở thành Đức Chúa Trời và đuổi Ngài ra khỏi ngai vàng của Ngài. Nên kết quả là họ bị đuổi khỏi vườn Ê đen chỉ vì họ muốn đuổi Đức Chúa Trời chứ không phải vì Đức Chúa Trời độc ác mà không tha thứ cho họ.
Có một thắc mắc trong tôi. Tội “ăn trái cấm để trở nên giống Chúa” và tội “họ không xin lỗi” thì tội nào nặng hơn? Theo tôi thì tội “không xin lỗi” nặng hơn. Còn quý vị là những độc giả của quyển sách này, sẽ nghĩ sao?
Ví dụ, một em bé khoảng mười hai, mười ba tuổi ăn cắp 1,000 yên của mẹ nó. Trong lúc không có mẹ ở nhà, nó đến gần ví tiền, quan sát chung quanh và lấy tờ giấy 1,000 yên. Dĩ nhiên khi làm điều đó, trong lòng nó cũng có những nỗi sợ sệt. Khi lấy được tiền rồi nó vẫn sợ không biết việc nó làm có bị ba mẹ phát hiện hay không, sự sợ hãi ấy khiến nó suy nghĩ rằng “Giá như mình đừng lấy thì hơn”, rồi tự nhủ “Bây giờ vẫn chưa muộn để trả lại tiền vị mẹ vẫn chưa biết mà.”
Thế là có một sự đấu tranh trong lòng “Tôi có cần trả lại tiền không? Không sao vì có rất nhiều tờ giấy bạc 1,000 yên trong ví, chắc là mẹ không phát hiện ra. Mình đã lỡ ăn cắp rồi, không cần phải trả lại.”
Nhưng đến khi người mẹ phát hiện mất tiền thì lòng đứa trẻ lúc bây giờ chai lì, cứng đầu khi nghe mẹ hỏi “Mẹ bị mất một tờ giấy bạc 1,000 yên, con có thấy nó ở đâu không?”
Nó liền trả lời “ Con không biết”
“Con nói thật không?”
“Thật chứ, tại sao con biết được tiền của mẹ ở đâu.” Nó đang dói mẹ mình.
“Trước đây con cũng có lần lấy tiền mẹ phải không?”
“ Thôi, đủ rồi. Nếu mẹ nghỉ con ăn cắp thì cứ coi như điều này là lỗi của con đi.”
Nó trở nên giận dỗi và nói với mẹ bằng một giọng đầy thách thức. Đến khi người mẹ phát hiện số tiền bị mất đang nằm trong túi nó. Bà liền hỏi “ Vậy đây là cái gì?”
Nó im lặng “ Chết tiệt! Mình bị phát hiện rồi.”
Khi biết không còn giấu được nữa, nó nghĩ trong lòng “(Thế đã sao nào! Vì tiền quà mẹ cho con quá ít nên con mới làm thế.)”
Người mẹ nói “ Lấy tiền của người khác dù là lấy của cha mẹ mình cũng là một điều rất xấu, con không nên làm như vậy. Con hãy xin lỗi mẹ đi.” “(Ồ nực cười làm sao.)”
“Tại sao con im lặng, con cứng cứng cổ làm sao! Con không biết xin lỗi hả?”
Nhưng nó vẫn thản nhiên nghĩ bụng “(Đừng có cằn nhằn hoài như vậy, con chỉ lấy có 1,000 yên thôi mà, vả lại tiền của mẹ thì thỉnh thoảng con lấy thì có sao đâu.)”
Đứa trẻ này có thái độ xấc xược và không chịu xin lỗi. Trước khi tội lỗi nó bị phát hiện, nó tuy có sợ nhưng đến lúc bị phát hiện rồi nó lại bất thình lình tỏ thái độ thách thức, cứng đẩu và xem thường việc đó. Điều đó cũng giống như tâm lý một người đàn ông có tính trăng hoa. Họ rất sợ tội ngoại tình của mình bị phát hiện nhưng nếu chuyện lộ ra thì họ tỏ thái độ thách thức với người khác. Tại sao con người lại có thái độ như vậy? Tại sao chúng ta không thể xin lỗi được một cách dể dàng khi mình phạm lỗi. Có phải chúng ta thấy tội lỗi mình chưa nghiêm trọng đến mức phải xin lỗi? Trước đây tôi không nhận biết được tội lỗi của mình. Khi hai mươi ba tuổi tôi đính hôn. Nhưng sau một thời gian ngắn tôi bị bệnh lao và ba năm sau đó việc đính hôn của tôi đã bị hủy bỏ.
Sau đó tôi có một người yêu mới tên là Maekawa Tadashi. Vài năm sau đó người đàn ông mà trước đây đã đính hôn đến thăm tôi mỗi ngày. Anh ấy đã có vợ rồi nên tôi không cho anh ấy đến thăm tôi một cách thường xuyên như thế. Nếu vợ anh ấy biết được chồng mình đến thăm cô gái mà trước đây anh ấy đã từng đính hôn thì lòng chị ấy sẽ tổn thương biết bao! Nhưng lúc bấy giờ tôi không nghĩ mình đang đồng tình với việc xấu. Nếu người khác làm giống những việc tôi làm thì chắc chắn tôi sẽ khiển trách người đó vì cho rằng việc ấy không tốt. Nhưng chính bản thân tôi, tôi thấy nó không đến nỗi xấu lắm. Bây giờ tôi nghĩ rằng “ Không nhận biết tội lỗi chính là tội lỗi.) Khi tôi nhận thấy mình quá thờ ơ với lương tâm của mình, tôi quyết định chịu phép Báp tem vì biết rằng tôi không thể làm được điều gì để có thể thoát khỏi tội lỗi và tội lỗi của tôi cần được tha thứ.
Tôi nghĩ rằng chúng ta phạm tội ở chỗ chúng ta không nhận ra mình chính là tội nhân. A đam và Ê va không thừa nhận tội lỗi của mình nên họ không xin lỗi Đức Chúa Trời. A đam nghỉ đó là lỗi của Đức Chúa Trời và Ê va, Ê va nghỉ là lỗi của con rắn lừa dối bà. Chính vì thế họ nghĩ mình không cần phải xin lỗi Đức Chúa Trời.
Mặc dù tội lỗi của họ thật lớn vì họ có tham vọng muốn nắm lấy quyền hành của Đức Chúa Trời, nếu họ sắp mình xuống trước mặt Ngài và xin lỗi Ngài với tấm lòng chân thật thì tôi nghỉ Đức Chúa Trời chắc đã tha thứ cho họ rồi, vì lúc đó họ vẫn có thể nói chuyện với Ngài được, nhưng họ đã ngoan cố không chịu xin lỗi Ngài.
Phạm tội mà không thừa nhận tội lỗi chính là tội lỗi dứt khoát không thể tha thứ được. Khi đọc câu chuyện bị đuổi khỏi vườn Ê đen trong sách Sáng Thế Ký này, tôi thấy thái độ của con rắn trước mặt Đức Chúa Trời thật thú vị. Co rắn có thể bào chữa cho mình rằng “Con không bảo họ phải ăn”.
Nó không xin lỗi mà cũng không đổ lỗi cho người khác. Trong cả ba đối tượng trên, chỉ có con rắn là hiện thân của ma quỷ, biết được tội lỗi kinh khủng như thế nào. Nó càng khiếp sợ bao nhiêu thì càng ra sức cám dỗ con người đi vào sự tối tăm của tội lỗi bấy nhiêu.
Trong Gia cơ 2:19, tác giả nói rằng: “Anh tin có một Đức Chúa Trời. Tốt lắm, các ác quỷ cũng tin điều ấy và run sợ”. Có lẽ ma quỷ run sợ và biết rõ Đức Chúa Trời nhiều hơn hết ai. Nhưng đối với ma quỷ, Đức Chúa Trời không phải là đối tượng để tin cậy và thờ phượng mà là đối tượng để chống nghịch lại. Satan biết Đức Chúa Trời thật sự là Đấng thánh khiết như ma quỷ biết vậy. Vì thế con rắn trở thành một con vật bị rủa sả nhất giữa tất cả các loài gia súc và thú rừng. Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời sẽ làm cho dòng dõi con rắn và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau và một ngày nào đó dòng dỏi Ê va sẽ chiến thắng dòng dõi con rắn.
Mặt khác, dòng dõi Ê va mang ý nghĩa chính là Chúa Cứu Thế. Đó là lời tiên tri về Chúa Cứu Thế sẽ đến. Giao ước cứu rỗi tuyệt vời của Chúa được bày tỏ ra ở đây. Dù sao đi nữa A đam và Ê va đã phạm tội mà ngoan cố không xin lỗi, khi bị đuổi khỏi vườn Ê đen, Đức Chúa Trời nói với họ rằng “…. Đất đai bị rủa sả vì con ;cả đời con phải làm lụng khó nhọc mới có miếng ăn,...con phải đổ mồ hôi trán mới có thức ăn, cho đến ngày con trở về đất, vì con từ đất mà ra” (Sáng Thế Ký 3:17-19)
Con người tự gây ra sự đau đớn cho mình, nhưng khi Đức Chúa Trời đuổi họ ra khỏi vườn Ê đen, Ngài lấy da thú làm áo mặc cho hai người. Tôi nghe nói rằng Đức Chúa Trời ở Cựu Ước là Đức Chúa Trời của sự phẫn nộ, nhưng tôi hơi nghi ngờ Ngài có thật sự như vậy không? Ngài chuẩn bị sự cứu rỗi cho tương lai và lấy da thú làm áo mặc cho loài người. Tôi nghĩ Ngài thật sự là Đấng có lòng yêu thương sâu sắc từ ban đầu. Quả thật, trên thế gian này có những sự đau đớn vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, nhưng thật ra loài người ai nấy cũng đều đáng bị hủy diệt vì tội lỗi. Nếu Đức Chúa Trời muốn trừng phạt nghiêm ngặt A đam và Ê va thì Ngài có thể giết họ ngay cũng được. Thế thì, Ngài không thể nào là Đức Chúa Trời của sự phẫn nộ được mà Ngài chính là Đức Chúa Trời của sự nhẫn nại.
Nghĩ đến những thanh niên ngày nay, tôi thấy cuộc sống của họ quả thật vất vả. Để sống được đến năm sáu mươi năm quả là một việc thật vất vả! con người sinh ra có bản chất dễ phạm tội nên chúng ta muốn sống một cách chân thật cũng là một điều rất khó. Hơn nữa, hằng ngày chúng ta phải đối điện với những sự hiểu lầm của người khác, những đau đớn và sự phản bội trong cuộc sống. Nếu chúng ta vẫn là tội nhân mà cứ sống mãi không phải chết thì sao? Khi suy nghĩ đến điều đó, tôi không đứng vững nỗi vì đó là một điều thật kinh khủng.
Kinh Thánh chép rằng Đức Chúa Trời đặt các Chê-ru-bim và một thanh gươm sáng lòa đưa qua đưa lại để canh giữ con đường dẫn đến Cây Sự Sống để con người khỏi ăn trái đó. Đây cũng là sự yêu thương sâu sắc của Ngài. Nếu Ađam và Êva ăn Trái Cây Sự Sống trước và sau đó ăn trái của Cây Biết Thiện Ác thì họ trở nên như thế nào? Tôi nghĩ, đối với người không có tội thì họ sống mãi mãi cũng chẳng sao, nhưng đối với người có tội thì cuộc sống có giới hạn sẽ tốt hơn. Nếu con người sống được đến một hay mười ngàn năm thì ai cũng có thể phạm tội giết người hoặc nhiều tội thật xấu xa không kể xiết.
Đức Chúa Trời đã sắm sẳn một chương trình tốt đẹp để cho chúng ta có cuộc đời mới. Qua Chúa Cứu Thế, con người chúng ta dù không hoàn hảo cũng có thể biết được tình yêu thương của Ngài và ngợi khen Ngài. Tôi còn thắc mắc một điều nữa là “Tại sao Đức Chúa Trời khiến từ đất mọc lên Cây Biết Điều Thiện Ác là cây mà Chúa cấm ăn.Vậy thì ai được phép ăn trái cây đó?”
Tôi cho rằng một ngày nào đó Ngài định cho con người được ăn. Chúng ta không thể cho một em bé mới sinh ra ăn thịt bò hay đậu phộng. Để nó ăn được cũng đòi hỏi phải có một thời điểm nhất định. Ngài cũng có một thời điểm để quyết định cho con người ăn trái cấm này. Nếu họ vâng theo lời Chúa thì Ngài hẳn đã ban cho họ thời điểm đó rồi.
Một mục sư nói trong bài giảng của ông rằng “Có lẽ những tín đồ cảm thấy đố kỵ với mục sư, vì họ cho rằng đã là mục sư thì sống mạnh mẽ trong đức tin là một việc không khó. Nhưng điều đó thật không dể đâu. Dù chúng ta sống trong một đất nước hoàn toàn chỉ có Cơ Đốc giáo thì cũng vậy thôi. Là một người sống trong thế gian này, lúc nào đức tin của chúng ta cũng dễ bị lung lay.” Lời ông nói thật đúng. Dù sinh ra trong một gia đình Cơ Đốc, bản thân chúng ta không thể có được một tín ngưỡng dễ dàng. Ngược lại một gia đình mục sư hay tín đồ sùng đạo thường hay có những đứa con phản nghịch.
Khi đọc hết ba đoạn đầu tiên của sách Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ hiểu được tại sao những điều này lại xảy ra. Ngay cả A đam và Ê va là những người luôn ở cùng Đức Chúa Trời tại vườn Ê đen cũng nghe theo lời con rắn hơn là Lời của Đức Chúa Trời. Dù thấy được Ngài – Đấng sáng tạo nên mình – ngay trước mặt mà họ không thể tin Ngài, dù ở bên cạnh Ngài – trong vườn địa đàng – họ vẩn bị cám dỗ. Thì cũng vậy, đức tin của chúng ta không thể tự nhiên phát triển chỉ vì chúng ta có một môi trường tốt lành. Việc Đức Chúa Trời ban cho con người có ý chí tự do có một ý nghĩa thật sâu sắc không thể nào đo được.
Tại sao Đức Chúa Trời không tạo nên loài người vốn không biết phản nghịch? Nhiều lần tôi tự hỏi như vậy. Ông Todoroki Yuichi đã cho một ví dụ trong quyển sách “Tân 1000 câu hỏi” của mình như sau: Một người kia dùng thế lực để bức ép một phụ nữ lấy anh ta và nói với người phụ nữ ấy rằng “Anh yêu em, nếu em lấy anh thì em muốn điều chi cũng được, nhưng anh không bao giờ cho phép em rời xa khỏi anh,” thì chúng ta nghĩ sao về thái độ này? Đó chỉ là biểu hiện của một tình yêu ích kỷ dựa vào quyền lực của mình thôi. Trong sự ép buộc, không có tình yêu thương thật sự. Tình yêu thương chân thật là sự hòa hợp giữa những tâm hồn tự nguyện và biết tôn trọng tự do lẫn nhau. Đó là một lý do thật quan trọng khiến chúng ta phải suy nghĩ xem chúng ta nên có trách nhiệm đáp lại tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Đức Chúa Trời hay không.
Miura Ayako
Tìm Kiếm Ánh Sáng
Tìm Kiếm Ánh Sáng