Một hôm, một người hào phú có chuyện lôi thôi với một người thợ. Đang cơn tức giận, người hào phú lấy hòn đá ném người thợ. Người thợ nhặt hòn đá cất đi một chỗ, nghĩ bụng rằng: “Thế nào cũng có lúc tôi lấy hòn đá này ném được vào đầu ông”.
Cách ít lâu, người hào phú chẳng may cửa nhà sa sút, tiền của sạch không, phải đi ăn xin.
Một hôm, người thợ trông thấy người ấy ăn mặc rách rưới, đi qua trước cửa, vội vàng chạy đi lấy hòn đá, định để ném lại. Nhưng khi tay đã cầm hòn đá, anh ta lại nghĩ rằng: “Người ấy lúc còn giàu sang mà ta báo thù thì là dại, bây giờ người ấy khổ sở mà ta báo thù thì là hèn. Thôi, ta không nên báo thù”. Rồi quăng hòn đá xuống ao.
Xử sự như vậy là quân tử, vừa khôn ngoan vừa cao thượng. Báo thù kẻ có của cải và thế lực hơn mình là dại dột còn trả oán cho người sa cơ thất thế là tiểu nhân.
Cách ít lâu, người hào phú chẳng may cửa nhà sa sút, tiền của sạch không, phải đi ăn xin.
Một hôm, người thợ trông thấy người ấy ăn mặc rách rưới, đi qua trước cửa, vội vàng chạy đi lấy hòn đá, định để ném lại. Nhưng khi tay đã cầm hòn đá, anh ta lại nghĩ rằng: “Người ấy lúc còn giàu sang mà ta báo thù thì là dại, bây giờ người ấy khổ sở mà ta báo thù thì là hèn. Thôi, ta không nên báo thù”. Rồi quăng hòn đá xuống ao.
Xử sự như vậy là quân tử, vừa khôn ngoan vừa cao thượng. Báo thù kẻ có của cải và thế lực hơn mình là dại dột còn trả oán cho người sa cơ thất thế là tiểu nhân.
“Chớ lấy ác trả ác cho ai,
phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người ”
Rôma 12:17