Nguyên do ganh tị - Sự Thoả Lòng

Tôi ghi nhật ký mà tôi đã viết mỗi sáng, và khi tôi xem lại những lời tôi viết vài năm qua, tôi thấy những lời này, “Tôi thoả lòng.” Nói được như thế thật rất có ý nghĩa đối với  tôi,  vì  tôi  đã  phí  nhiều  năm  tháng sống  trong  bất mãn. Khi đó lúc nào tôi cũng nghĩ là tôi phải có điều gì đó thì tôi mới hoàn toàn thoả mãn. Sứ đồ Phaolô nói rằng ông đã học “cách thoả lòng (thoả mãn đến độ tôi không còn thấy khó chịu gì nữa) dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào (Phi 4:11). Tôi tin sự thoả lòng là điều gì đó mà chúng ta phải học vì mỗi người sinh ra là đã bất mãn rồi. Ấy chính là trong xác thịt và ý chí của chúng ta không yên ổn được trừ khi chúng ta chấm dứt không “nuôi” nó nữa.


Bạn có thoả lòng không? Nếu không, xin hãy đeo đuổi sự thoả lòng vì đó là một chỗ kỳ diệu để sống. Sống thoả lòng không có nghĩa là chúng ta không muốn thứ gì cả, mà có nghĩa là chúng ta thoả mãn với cái chúng ta có cho đến khi Chúa thấy thích hợp để ban cho chúng ta cái khác. Cha mẹ sẽ cảm thấy đau xót khi con của họ không thoả mãn dù chúng đã có biết bao nhiêu thứ rồi. Chúng ta thì thấy được điều chúng ta làm cho chúng còn chúng thì chỉ thấy điều người khác có mà chúng không có. Chúng muốn chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất, cái máy tính mới ra nhất, chiếc giày hàng hiệu nhất và vân vân. Chúng ta muốn con cái biết ơn về những gì chúng ta có. Chúng ta không lo là chúng xin gì nhưng chúng ta không muốn bị áp lực bởi thái độ xấu của con cái đó là không bao giờ thấy thoả mãn. Nếu chúng ta cảm thấy như thế với con cái mình thì Chúa sẽ nhìn sự bất mãn của chúng ta như thế nào? Tôi nghĩ chính điều đó thôi thúc Chúa không  cho  chúng ta  điều  chúng  ta  muốn  mà  thúc  đẩy Ngài khiến cho chúng ta chờ lâu hơn cho đến khi chúng ta học điều nào thật sự là quan trọng trong đời này.

Ý tưởng nuôi dưỡng cảm xúc, nên nếu bạn cảm thấy bất mãn thì cách để vượt qua là thay đổi suy nghĩ. Hãy nghĩ đến thứ bạn có thay vì thứ bạn không có. Hãy nghĩ đến sự khôn ngoan và lòng tốt của Chúa và tự nhắc nhở mình rằng Ngài đã nghe lời cầu nguyện của bạn và sẽ làm điều gì tốt nhất cho bạn theo thời điểm trọn vẹn của Ngài. Mỗi lần bạn thấy ai đó được phước, đặc biệt nếu họ có cái mà bạn muốn mà chưa có, hãy cảm tạ Chúa vì đã chúc phước cho họ. Hãy làm điều này để vâng lời Chúa, và lòng bạn sẽ tràn ngập niềm vui.

Người Bạn Hay Ganh Tị Của Tôi. Tôi có một người bạn hay ganh tị về những gì Chúa ban cho tôi và điều này làm cho tôi vô cùng khó chịu. Chẳng hạn, ai đó cho tôi một chiếc nhẫn đẹp làm quà thì bạn tôi nhận xét ngay như vầy “tôi ước gì có ai đó dâng cho tôi chiếc nhẫn.” Một phần của việc trở nên một người bạn tốt đó là phải chia sẻ niềm vui với nhau. Nhưng do thái độ của cô này như vậy nên sau này khi tôi được phước, tôi cảm thấy tốt hơn là không kể cho cô ta nghe. Tôi cố gắng canh chừng lời nhận xét của tôi để không nói điều gì khơi dậy sự ganh tị và bất an của cô ta. Gặp cô ta trở thành một gánh nặng cho tôi và tiếc thay cuối cùng tôi phải lánh mặt cô ta.

Lòng đầy dẫy mà miệng nói ra. Chúng ta có thể nghe sự ganh tị phát ra từ miệng của người khác, và chúng ta cũng có thể nghe nó phát ra từ môi miệng chúng ta nếu chúng ta thật sự lắng nghe. Tôi quyết định là làm ơn cho tôi và không ganh tị ai khác, và tôi hy vọng bạn sẽ cùng tôi đeo đuổi lối sống thánh khiết này. Tham lam, ganh tị và ghen ghét đều gây ra giận dữ, và giận dữ thì không đề cao sự công chính mà Chúa ước ao.