Chuyển Sự Căng Thẳng Ra Thành Công

Một "người bạn" biên hóa đơn cho bạn nhiều hơn giấy biên nhận ban đầu của anh ta. Một người thân trong gia đình bệnh rất nạng và phải ở trong bệnh viện nhiều tháng. Những trách nhiệm và tiêu xài làm xót xa lòng.
Cùng lúc đó bạn đang ở giữa giai đoạn của một chương trình xây dựng kinh doanh trị giá một triệu đồng mà bạn chịu trách nhiệm - và tiền vay mượn của bạn lại không có kết quả.

Kết quả là gì? Sự căng thẳng!
Tôi biết bởi vì tất cả những việc này đã xãy đến cho tôi cùng một lúc trong một năm gần đây.
Sự căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống đương thời. Chúng ta tất cả đều có phần trong đó. Trốn tránh nó thì nó sẽ lấy mất nhiều năm trong đời của bạn. Chấp nhận nó và đối diện với nó một cách sáng tạo, thì bạn cũng có thể xoay chuyển sự căng thẳng của bạn ra thành công.
Làm thế nào bạn có thể làm được việc này?

Thứ Nhứt. Nhận biết rằng một vài áp lực thì có ích. Nó cung cấp động cơ thúc đẩy. Ví dụ, nếu như không có căng thẳng của việc trả tiền cho những món nợ, thì chúng ta có thể không muốn đi làm.

Thứ Hai. Nhận biết rằng căng thẳng chỉ gây nên trở ngại khi nó tiếp diễn trong một thời gian dài hay là có quá nhiều căng thẳng.
Gần đây tôi đã đọc về một chiếc cầu mười-tấn mà đã phục vụ rất tốt cho một cộng đồng hơn năm mươi năm qua. Trong những năm đó, nó đã mang sức nặng hằng triệu tấn. Nhưng một ngày nọ, một người lái xe chở hàng lớn đã không để ý tới tấm bảng giới hạn sức nặng mười-tấn. Do đó chiếc cầu đã bị sụp xuống. Cuộc sống thì giống như việc đó. Tất cả chúng ta có thể mang một sức nặng mười-tấn ngày này qua ngày kia, năm này qua năm kia, nhưng chỉ được một gánh nặng một lúc. Làm quá sức của chúng ta thìø chúng ta cũng bị qụy ngã nữa.


Đó là những chuyện nhỏ mà làm phiền chúng ta,
Và đặt chúng ta vào cảnh khốn khổ;
Bạn có thể ngồi trên một ngọn núi,
Nhưng bạn không thể ngồi trên đường lối hành động.


Một vài bạn đọc sẽ quen biết với việc nghiên cứu mà Thomas Holmes đã làm về sự căng thẳng. Ông ta đã tìm thấy rằng quá nhiều việc thay đổi xãy ra cùng một lúc sẽ là nguyên nhân lớn nhất cho sự căng thẳng. Một sự tích lũy của 300 "đơn vị thay đổi cuộc sống" hay nhiều hơn số đó trong bất cứ một năm nào đó sẽ có thể mang ý nghĩa của sự căng thẳng quá sức mà một cá nhân có thể chịu đựng. Trên thước đo của ông ta, cái chết của một người vợ hay chồng bằng với 100 đơn-vị, sự ly-dị là 73, sự ly-thân trong gia đình là 50, và cứ như thế.

Thứ Ba. Bước kế tiếp trong việc chuyển hóa sự căng thẳng ra thành công là nhận biết những triệu chứng càng sớm càng tốt.
Bài viết trên tạp chí Mãi-Mãi (Eternity), Gred Stansberry nói về "sự căng thẳng-được-liên-quan tới những căn bệnh như là bệnh ung-thư, chứng viêm khớp, bệnh tim, và những căn bệnh hô-hấp, bệnh nhức-nữa-đầu, bệnh dị-ứng, và một ký-chủ của những bệnh mất thăng bằng về tâm lý và thân thể mà đang tăng trưởng với một tỷ lệ báo-động trong nền văn-hóa Tây-phương của chúng ta.
Những triệu chứng khác của sự căng thẳng đã được liệt kê ra như là, "những bắp-cơ căng thẳng, đau cổ, vai và lưng, chứng mất ngủ, sự mệt mỏi, nỗi buồn tẻ, sự chán nản, sự bơ-phờ, sự chậm hiểu (lờ đờ), sự thiếu hứng-thú, say sưa quá nhiều, ăn quá nhiều hay quá ít, bệnh tiêu chảy, chứng vọp bẻ (chuột rút), sự đầy hơi, chứng táo bón, sự hồi hộp - bỏ qua nhiệp tim, sự ám ảnh, sự co-rút, sự thao thức (không ngũ được), và sự ngứa ngáy."

Thứ Tư. Nhận diện những nguyên nhân. Cũng như đã được nói đến, sự thay đổi là một trong những nguyên nhân chính của sự căng thẳng. Sự tích lũy của những điều bực mình mỗi ngày trong cuộc sống cũng có thể gây lên một mức căng thẳng đáng kể - có thể còn nhiều hơn là một sự kiện chấn thương riêng lẻ. Cũng như một câu nói cổ xưa diễn đạt nó như: "Đó là những chuyện nhỏ mà làm phiền chúng ta, và đặt chúng ta vào cảnh khốn khổ; bạn có thể ngồi trên một ngọn núi, nhưng bạn không thể ngồi trên đường lối hành động."
Bất cứ nguyên nhân nào mà gây nên sự căng thẳng của bạn, nhận diện nó để từ đó bạn có thể làm việc gì đó về nó.

Thứ Năm. Tìm kiếm một cách điều trị thực hành.
  1. Điểm bắt đầu để chuyển hóa sự căng thẳng ra thành công là làm giảm bớt gánh nặng của bạn. Tám mươi phần trăm của sự điều trị có thể đến từ việc viết xuống tất cả những sự quan tâm và những trách nhiệm của bạn trong thứ tự của sự ưu tiên, khi đó gạt bỏ điều ít quan trọng nhứt.
  2. Hãy nhớ rằng Người-đàn-ông-phi-thường và Người-đàn-bà-phi-thường chỉ tồn tại trong những truyện tranh và phim ảnh. Mọi người đều có một điểm nghỉ ngơi, vì vậy hãy nhận biết sự nghỉ ngơi của bạn và yêu cầu một sự nghỉ chân trước khi bạn tiến đến giới hạn của bạn.
  3. Với sự căng thẳng đến từ những cãm giác dồn nén. Hãy đem chúng "ra khỏi ngực của bạn" bằng cách chia xẻ chúng với một người bạn tin tưởng hay là người cố vấn. Điều này mang đến sự nhẹ nhàng ngay lập tức và giúp bạn để suy nghĩ và dự tính một cách khách-quang hơn.
  4. Hãy ngừng sự đấu tranh với những tình huống mà không thể thay đổi được. Cũng như một người cha đã kể cho đứa con thiếu niên không kiên nhẫn của ông rằng, "Nếu con chỉ nhận biết và chấp nhận sự thật rằng cuộc sống là một sự tranh đấu, thì những sự việc sẽ trở nên dể dàng hơn nhiều cho con." Sự học hỏi để sống với và ở trên hết của những sự đấu tranh là cái gì giúp chúng ta lớn lên và chửng chạc hơn.
  5. Cố gắng tránh làm quá nhiều những sự thay đổi lớn trong suốt một năm riêng lẽ nào đó.


Hãy nhớ rằng Người-đàn-ông-phi-thường và Người-đàn-bà-phi-thường
chỉ tồn tại trong những truyện tranh và phim ảnh.


  1. Nếu bạn đã giữ một sự căm giận về phía một người khác, giải quyết sự khác biệt của bạn ngay lập tức. Đừng bao giờ "để mặt trời lặn mà bạn vẫn còn căm-giận." (sách Ê-phê-sô chương 4 câu 26)
  2. Hãy lấy thời gian để nghỉ ngơi và giải trí. Học để "lìa ra và nghỉ ngơi một lúc trước khi bạn lìa ra."
  3. Hãy coi chừng chế độ ăn-uống và những thói quen ăn uống của bạn. Khi bạn ở dưới sự căng thẳng bạn có chiều hướng ăn qúa độ - đặc biệt là thức ăn vặt mà làm tăng sự căng thẳng. Một chế độ ăn-uống cân bằng về những chất đạm, vi-ta-min, và chất sợi, mà cũng làm giảm đường trắng, cà-phê-in, qúa nhiều chất mập, chất rượu, và ni-cô-tin là cần thiết cho việc làm giảm sự căng thẳng và những sự ảnh hưởng của nó.
  4. Làm chắc để thực hiện nhiều bài tập thể dục thân thể. Điều này giữ bạn mạnh khỏe hơn và giúp để tiêu hủy sự dư thừa trong thận bị gây nên bởi sự căng thẳng và sự lo lắng kèm theo của nó.
  5. Câu trả lời tối thượng để chuyển hóa sự căng thẳng ra thành công là học để tin vào Thượng Đế và sống trong sự hòa hợp với ý định của Ngài cho cuộc sống mỗi ngày của bạn. Lời của Ngài nói rằng, "Đừng lo lắng bất cứ điều gì, thay vào đó, hãy cầu nguyện cho bất cứ việc gì; kể cho Thượng Đế nghe những nhu cầu của bạn và đừng quên để cám ơn Ngài cho những câu trả lời của Ngài. Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ kinh nghiệm được sự bình-an của Thượng Đế, mà tuyệt vời xa hơn trí tuệ con người có thể hiểu được." (sách Phi-líp chương 4 câu 6-7)
Sự bình-an của Thượng Đế thông qua sự chấp nhận và tin tưởng vào Thượng Đế trong những hoàn cảnh mà không thể thay đổi được, cho dù chúng có khó khăn tới đâu đi nữa. Có thể đây là điều mà Chúa Giê-xu có ý nói đến khi Ngài đã nói về sự mang lấy thập tự giá chúng ta mỗi ngày và đi theo ngài. Chắc chắn rằng Ngài đã chấp nhận một cách hoàn toàn cây thập tự giá của Ngài và đã giao trọn hoàn cảnh của Ngài vào Thượng Đế và khi đó đã hoàn toàn được chứng minh.
Và điều đó cũng áp dụng với chúng ta. Nếu, như Chúa Giê-xu, chúng ta cầu nguyện và thật sự giao trọn cuộc sống của chúng ta cho Thượng Đế mỗi ngày, chúng ta cũng sẽ chuyển hóa sự căng thẳng của chúng ta ra thành công, biết rằng, trong những từ của nhà thơ:
Đây không phải là những việc nhẹ nhàng trong cuộc sống
Mà khuyến khích nguyện vọng con người phấn đấu cho;
Nhưng đó là bất hạnh hoang vắng và tranh đấu
Làm hầu hết để giữ nguyện vọng con người sống.
Trên con đường hoa-hồng-rải-rác, sự yếu đuối len lẻn bước đi,
Nhưng những tấm lòng dũng cảm dám vượt qua từng bước.

Tác giả: Dick Innes
Chuyển ngữ: D. Ngô (Hopeway.org)