TỪ ĐỒNG BÓNG ĐẾN THỜ PHƯỢNG ĐỨC CHÚA TRỜI


Tất cả các sinh viên lấy khoa học làm môn học chính đều bị đòi hỏi phải làm thí nghiệm. Nhưng Ron Smith lại thí nghiệm những điều mà các giáo sư của ông ta chẳng bao giờ bảo phải làm. Để so sánh, tia laser có thể làm chết người mà ông ta đang sử dụng cho công trình sáng chế của mình lúc chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này, dường như đã bị thuần hoá.
Thể thao cũng có một vài trò chính yếu trong đời sống của Ron. Ông giữ kỷ lục của trường mình về một trăm mét rào, và có đẳng cấp quốc gia trong Hiệp hội Quốc gia các Trường Cao đẳng quốc gia về Điền kinh (NCCAA)
Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học Vô tuyến truyền thanh Xla-vơ (RADAS) là Dave Fisher đã phỏng vấn Ron Smith vào tháng Mười 1981, lúc Ron học năm cuối cùng tại Trường Cao đẳng Grace, ở Winona Lake, Indiana.
Ronald E.Smith được sinh ra trong một gia đình Hải quân. Sự nghiệp của chính ông cũng thiên nhiều về ngành ấy của Quân lực Hoa Kỳ.

Sau khi tốt nghiệp Trường học Thống nhất ở Armagh, Penusylvania, Ron theo học tại trường Cao đẳng Grace, ở Winona Lake, Indiana năm 1982, ông đỗ bằng Cử nhân Khoa học (B.S.) với môn học chính là Toán học và môn học phụ là Vật lý học. Sau cấp cao đẳng, ông theo học nhiều chuyên ngành của Thuỷ quân Hoa Kỳ: Trường Ứng viên Sĩ quan ở Newport, Rhode Island, từ tháng Chín 1982; Trường Nguyên tử năng ở Orlando, Florida, từ tháng Mười 1982 đến tháng Tư 1983; Khối Huấn luyện Nguyên mẫu Hải quân ở Idaho Falls, Idaho, từ thàng Năm 1983 đén tháng Mười một 1983, và gần đây nhất, là Trường Tiềm thuỷ đỉnh ở Groton, Connecticut, đến tháng mười một 1984.
Ngày 30 tháng Tư 1982, Ron Smith đã cưới Jalie Ann Lesh ở Laporte city, Iowa.
Radas: Thưa ông Ron, ông đã bắt đầu quan tâm đến khoa học khi nào?
Ron Smith: Tôi đã quan tâm đến khoa học từ lúc hãy còn bé. Giáo viên lớp một của tôi nhận thấy mối quan tâm đó của tôi, nên đã bắt tôi đọc các sách lớp sáu lúc tôi mới học lớp một.
Radas: Môn học chính của ông tại trường Cao đẳng Grace đây, là gì?
Smith: Môn học chính của tôi là Toán học, và môn học phụ là Vật lý học. Tôi định vào ngành cơ khí hạt nhân, nên đã học nhiều về Toán học cao cấp và làm một số công việc về Cơ học và Nhiệt động học.
Radas: Đã có những dự án đặc biệt nào khiến ông thật sự bận tâm không?
Smith: Có. Tôi hiện đang chế tạo một máy nhuộm chạy thật êm bằng tia laser. Các ý niệm thì rất dễ hiểu, nhưng tìm cách ráp nối các bộ phận rời cho ăn khớp với nhau, là phần khó khăn.
Chúng tôi phải có nhiều biện pháp thận trọng về độ an toàn với tia laser này. Thí dụ, chúng tôi phải giữ nó đằng sau hai lớp cửa để phòng ngừa có người thình lình bước vào trong đường đi của nó – vì các tia của nó thật ra rất mạnh, đủ chặt một người ra làm đôi. Rồi phần trang thiết bị chung quanh nó sẽ sử dụng điện cao thế đến độ vô ý chạm vào sẽ có thể là tai hại cho người ta.
Chúng tôi mong sử dụng tia laser này theo kỹ thuật chụp ảnh ba chiều, được gọi là tự chụp (holography). Có lẽ chúng tôi sẽ có thể lắp ráp nó vào cuối học kỳ sáu tháng này.
Radas: Sau khi tốt nghiệp, kế hoạch cho nghề nghiệp của ông là gì?
Smith: Đô đốc của Hạm đội Hạt nhân đã đề nghị cho tôi công tác chạy các lò phản ứng hạt nhân cho các tiềm thuỷ đỉnh. Tôi cảm thấy đó là một vinh dự, vì đã có đến hơn một ngàn ứng viên, nhưng chỉ có hai mươi chín người chúng tôi được nhận mà thôi.
Nghề này còn đòi hỏi tôi phải học thêm một năm nữa sau khi tốt nghiệp Cao đẳng. Trường Nguyên tử năng thật sự gay go, với một chương trình hai mươi bốn tuần lễ, và một người đỗ hay trượt là tuỳ vào một kỳ thi mãn khoá – kéo dài bốn tiếng đồng hồ.
Radas: Trông ông có vẻ là một người rất thích những cuộc thi tài
Smith: Hồi còn ở Trung học, quả thật là tôi có thích tranh đua, Tôi thích vượt trội đến độ nếu có ai giỏi hơn tôi trong một cuộc thi tài, thì tôi rất ghen tị. Khi có ai xin tôi giúp đỡ, tôi từ chối vì sợ đến kỳ thi sau, rất có thể người ấy sẽ thắng hơn tôi. Thậm chí tôi nhớ là còn nói cho họ những lời giải đáp sai cho các kỳ thi trắc nghiệm nữa!
Năm mươi lăm tuổi, tôi thật sự lao đầu vào khoa học huyền bí – những việc như chiêm tinh bói toán và chấm số tử vi. Tôi đã đọc rất nhiều sách về đồng bóng, cầu cơ – cộng thêm nhiều sách về tình yêu, hôn nhân, tình dục và các đề tài liên hệ với chiêm tinh học. Tôi từng tham gia những vụ quỉ ám và học đuổi quỉ trừ tà bằng các biểu tượng ma thuật (bùa chú).
Tuy thế, nhiều lần tình hình xảy ra dường như trái ngược hẳn lại, và các ma quỉ trái lại, đã quật ngược lại tôi. Nhiều khi tôi thật sự chẳng có chút ý niệm gì về việc mình làm. Sự đam mê đã nắm quyền kiểm soát tôi, tôi chỉ nói mà chẳng biết mình đã lấy nó ở đâu ra. Tôi bị mất quyền kiểm soát các lời nói và việc làm của mình, và đó là do một quyền năng nào đó ở ngoài tôi.
Radas: Lúc các ảnh hưởng của ma quỉ kiểm soát ông, ông đã làm những loại công việc gì?
Smith: Tôi hăng hái theo đuổi việc tự ban thưởng cho chính mình – bằng bất cứ giá nào. Tôi làm những việc mà mình cảm thấy xấu hổ với nhiều cô gái – mà không hề biết rằng cả thân thể của họ lẫn của tôi đều là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã răn dạy chúng ta là chớ nên làm ô uế chúng.
Tôi cũng rất cay cú và luôn luôn báo thù – nơi những điều ranh ma chẳng giúp gì được cho ai cả và thật sự ăn mòn chính tôi từ bên trong. Tôi vốn đầy dẫy điều cay đắng và vị kỷ.
Ma quỉ cũng khiến tôi dễ nguyền rủa và sử dụng ngôn ngữ tục tỉu. Từ trước, tôi không hề được nghe nhiều lời tục tỉu, nhưng những lời lẽ mà tôi chẳng bao giờ học dường như cứ tự nhiên từ miệng lưỡi tôi tuôn trào ra. Tôi học thuộc lòng hằng chục đủ những câu chuyện tiếu lâm nhơ nhớp và kể đi kể lại nhiều lần. Tôi vẫn chưa biết điều gì đã lôi cuốn tôi vào loại tài liệu đó. Tôi có vẻ giống như một kẻ bị xui giục – một sức thúc đẩy phi lý cai trị ý chí tôi và óc phán đoán đúng hơn của tôi, khiến tôi làm nhiều việc mà tôi rất hối tiếc sau này.
Một số người thường tham gia những việc đó với tôi từ lúc đó đến giờ đã bị bỏ tù vì tội sát nhân. Chắc tôi cũng phải theo con đường giống như thế mà thôi, nếu tôi cứ tiếp tục làm như họ.
Radas: Thế làm thế nào ông lại có thể thay đổi được?
Smith: Một hôm nọ, một anh bạn học mời tôi đến họp một đêm cuối tuần, với Ban Thanh Niên tại nhà thờ của anh ta. Tôi đến và ngạc nhiên vì thấy mình thật sự thích nó.
Lúc vị mục sư mời tôi đi nhóm buổi thờ phượng ngày Chúa nhật, tôi nói đùa là tôi sẽ đi nếu ông ấy chịu đến thăm cái tổ quỉ của tôi đêm trước đó. Nhưng tôi đổi ý và quyết định đến nhóm tại nhà thờ vì tò mò, mà không buộc vị mục sư phải đến thăm cuộc họp mặt để làm chuyện đồng bóng của chúng tôi.
Các thanh niên trong Hội Thánh đang tham gia những cuộc đố Thánh Kinh. Tôi kinh ngạc khi phát giác ra rằng chính bộ Thánh Kinh đã như thôi miên tôi, nên tôi bắt đầu đọc và nghiên cứu nó.
Những khúc sách cuốn hút tôi nhất là những đoạn đề cập ma quỉ và Sa-tan. Kinh Thánh dường như chiếu vào Sa-tan một ánh sáng khác hẳn với những gì tôi đã thấy nó trước kia.
Tôi từng tin rằng Đức Chúa Trời và Sa-tan ngang hàng với nhau – luôn luôn đánh giặc với nhau để loại trừ lẫn nhau. Có khi Đức Chúa Trời thắng, có khi Sa-tan thắng; nhiều khi chẳng có bên nào thắng cả. Nhưng tôi khám phá ra rằng quyển Thánh Kinh vẽ ra một bức tranh khác hẳn.
Sa-tan hoàn toàn bị lệ thuộc vào Đức Chúa Trời và chỉ làm những điều được Ngài cho phép. Thí dụ như trong sách Giop 1:12  2:6 Đức Chúa Trời nêu rõ một số giới hạn mà Sa-tan không thể vượt qua khi hành hạ tra tấn Gióp. Tôi tin các biến cố trong Kinh Thánh nhằm đối phó với ma quỉ là một số bằng cớ hay nhất chứng minh cho thần tánh của Chúa Giê-xu – các bằng cớ chứng minh việc Ngài đã đương đầu với các kẻ thù quan trọng nhất của Ngài.
Sách Khải huyền cũng cuốn hút tôi vì những hình ảnh siêu nhiên, những câu chuyện kể về các phép lạ của nó, và luôn luôn nhắc đi nhắc lại lời bản đảm rằng rồi đây Đức Chúa Trời sẽ thắng hơn điều ác.
Có lẽ chương thứ nhất của Sáng Thế Ký là một trong những khúc sách cuối cùng đã khiến tôi quan tâm đặc biệt. Là một sinh viên khoa học đã thấm nhuần thuyết tiến hoá, tôi đã nhìn Sáng Thế Ký với thái độ hoài nghi. Nhưng từ khi Đức Chúa Trời đã soi sáng cho tâm trí tôi, tôi thấy phần ký thuật của Thánh Kinh về công trình sáng tạo vũ trụ như một câu chuyện theo đó Đức Chúa Trời đã sắp xếp cho vũ trụ này chuyển động theo một trật tự toàn hảo – với tính cách vừa phức tạp, vừa chính xác, đến nay vẫn còn là một thách thức, khiến loài người không tài nào giải thích trọn vẹn được.
Lúc tôi đọc khúc sách về việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh vào thập tự giá, tôi rất cảm động khi nhận thức được rằng Ngài đã phải trải qua tất cả những điều đó là để thay thế cho tôi. Tôi đọc lời giải thích của Thánh Kinh cho việc chịu đóng đinh vào thập tự giá của Ngài – “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình” (Gi 15:13). Đây là bằng chứng của tình yêu mà tôi chưa hề được nghe bao giờ – rằng có một Đấng đã yêu tôi thậm chí tự nguyện phó mạng sống Ngài vì tôi.
Vào đêm lễ Chúa Giáng sinh năm 1976 tôi đã công khai thông báo tôi quyết định theo Chúa Cứu Thế Giê-xu.
Radas: Từ chỗ bị ma quỉ cai trị kiểm soát đến để cho Chúa Giê-xu cai trị kiểm soát mình, ông nói nghe ra là một sự thay đổi để trở nên một người khác hẳn.
Smith: Một cuộc thay đổi thật bất ngờ! Có một số việc đã xảy ra ngay tức khắc, một số khác cần nhiều thì giờ hơn.
Đức Chúa Trời đã bắt đầu xoá sạch các điều xấu xa gian ác khỏi tâm trí tôi ngay tức khắc. Qua một thời gian Lời Ngài mới ảnh hưởng đến con người toàn diện với tôi. Tôi muốn tránh xa những việc cũ, chỉ tập trung vào những điều có tính cách xây dựng mà Đức Chúa Trời dạy trong Thánh Kinh mà thôi. Tôi cũng học thuộc lòng rất nhiều câu Kinh Thánh.
Radas: Điều gì đã xảy ra với tất cả các trò đùa nhơ nhớp trước kia?
Smith: Bây giờ thì tôi chẳng còn nhớ điều gì trong số đó nữa. Cả khi tôi ngồi lại để suy nghĩ về chúng, tôi cũng không thể nhớ được là chúng đã bỏ đi như thế nào hay đâu là các đường ranh giới. Tôi chỉ ngạc nhiên tự hỏi chẳng hay Đức Chúa Trời đã xoá chúng khỏi tâm trí tôi, và thay thế chúng bằng các câu Thánh Kinh như thế nào.
Radas: Thánh Kinh có đề cập việc “đổi mới tâm trí” và “biến hoá” nó.
Smith: Vâng, và tôi tin rằng trường hợp của tôi là một thí dụ toàn hảo cho điều đó. Đức Chúa Trời đã loại ra những điều cũ rồi đặt vào những điều mới để thay thế. Những gì tôi suy nghĩ bây giờ, giúp tôi vượt qua những khó khăn của đời sống. Chắc chắn là có nhiều điều bổ ích hơn là trò đùa vô nghĩa trước kia.
Nói về chuyện học hành thi cử, thì Đức Chúa Trời cũng đã đổi mới cả tâm trí của tôi nữa. Hồi tôi học lớp hai lớp ba, tôi rất kém môn Toán và bị điểm xấu về môn ấy suốt giai đoạn học tiểu học.
Rồi thình lình, đến cấp trung học, Đức Chúa Trời đã bắt đầu làm việc trong tôi. Tôi bắt đầu được điểm “C” rồi điểm “B”, rồi cả thời gian học Cao đẳng, môn Toán của tôi đều được điểm “A”. Hồi học lớp hai, lớp ba tôi không nhớ là mình đã làm các bài toán chia phân số như thế nào, nhưng bây giờ thì tính toán là điều rất có nghĩa cho tôi. Đức Chúa Trời đã đổi mới cả phần trí tuệ của tâm trí tôi nữa.
Tôi vẫn còn là một người thích tranh đua. Suốt vài năm gần đây, tôi đã lập kỷ luật mới cho trường học về môn chạy một trăm mét vượt rào. Tôi được gia nhập Hiệp hội Quốc gia các trường Cao đẳng Cơ Đốc giáo và Điền kinh (NCCAA). Nhưng khi có người ấy trong cuộc thi tài điền kinh hay một cuộc thi, thì tôi không còn thù ghét cay cú nữa. Bây giờ, tôi có thể khen ngợi người chiến thắng vì đã làm được một việc tốt.
Radas: Có bao giờ ông phải chiến đấu để giữ quyền cai trị kiểm soát tâm trí mình không?
Smith: Có, nhất là vào những thời kỳ trong năm như đêm trước ngày lễ Các Thánh (Halloween). Nhiều người nghi ngờ sự hiện hữu của ma quỉ và các ác thần, tà linh khác. Nhưng phải nhớ rằng một khi muốn đùa với lửa, thì các ngón tay của chúng ta có thể bị bỏng nếu không biết trông cậy hoàn toàn vào quyền năng của Đức Chúa Trời để bảo vệ và ban quyền năng cho.
Tôi cũng thấy nhiều dây mơ rễ má trong các thái độ của mình – khi muốn chống lại với uy quyền và những điều giống như thế.
Năm ngoái, khi tôi được gọi đến Washington D.C. để chịu phỏng vấn về kỹ thuật cơ khí hạt nhân, tôi vốn biết tiến trình chọn lọc là rất nghiêm ngặt. Từ hơn một ngàn ứng viên, họ chỉ chọn ba mươi bảy người chúng tôi đến Washington mà thôi, và tôi cảm thấy rất lo lắng khi nghĩ là mình phải đưa tất cả kiến thức khoa học của mình vào cuộc trắc nghiệm này. Thế nhưng tôi vẫn luôn luôn suy nghĩ về câu trong Thánh Kinh: “Hãy yên lặng và biết rằng ta là Đức Chúa Trời” (Thi 46:10). Điều đó an ủi tôi vì biết rằng Đức Chúa Trời đang cai trị đời sống tôi, và Ngài sẽ đặt tôi vào nơi nào mà Ngài biết là sẽ có thể sử dụng tôi có kết quả nhiều nhất.
Khi nào các áp lực từ trường học có vẻ như quá nặng nề đối với tôi, khi các điểm thi của tôi không được cao như đáng lẽ phải có, khi tôi không lãnh hội được các ý niệm mới, và khi các bài tập phải làm ở nhà cứ chồng chất cao lên – thì tôi chỉ đơn giản viện dẫn Phi 4:13 “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi”. Chúa Giê-xu từng ban thêm sức cho tôi – cho cả thân thể, linh hồn, tâm trí và tâm linh tôi – và Ngài giúp tôi giải quyết thoả đáng các vấn đề bằng sức lực của Ngài.