Tình yêu

Tình yêu là gì mà 1 vị anh hung như Nã Phá Luân, từng làm bá chủ Âu Châu, đánh đông dẹp bắc, bách chiến bách thắng mà phải hạ bút viết những dòng thư say đắm như sau: “Em Josephin yêu quí, Em đã làm anh yêu đến mầt cả lý trí. Anh không ăn được, không ngủ được. Anh không còn thiết gì bạn bè, danh vọng – chiến thắng chỉ có giá trị vì làm em vui. Nếu không thế anh đã bỏ cả quân đội về phủ phục dưới chân em”.


Một thi sĩ lừng danh của Mỹ Adgar Allen Poe đã van nài người yêu:
“Hãy viết thư cho anh mau, mau lên nhé, trời ơi, viết ngay đi. Hãy nói với anh những lời có thể biến trần gian thành cảnh Thiên Đàng.”

Một thi sĩ khác than thở: “Đời sống ơi, mi sẽ là gì nếu thiếu tình yeu.”

Một nhà thơ ngọai quốc khác ca ngợi tình yêu: “Những suy tưởng đam mê cùng lạc thú và những gì khơi đông xác phàm ta tất cả chỉ phụng thờ thần tính ác, nuôi lửa thiêng cho mãi mãi sang lòa.”

Tình yêu là liều thuốc đắng mà ít ai can đảm chối từ. Thời tiền chiến, nhà thơ Xuân Diệu đã đạt vấn đề:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió đìu hiu…

Một văn sĩ đã viết: “Chính nhờ tình yêu mà thế gian còn xoay chuyển, không có tình yêu con người sẽ đến ngày tận thế.”

Một người khác nói: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra để yêu.”

Thế nhưng, một danh nhân đã nói: “Tình yêu là nguyên nhân của hạnh phúc, cũng là mầm mống của khổ đau.” Tại sao vậy?

Người ta khổ không chỉ vì người ta yêu thương cách mù quáng, tính tóan, đổi chác, vụ lợi. Người ta khổ vì bản chất tình yêu con người rất dễ phôi pha và rất nhiều giới hạn. Ta chỉ yêu những người đáng yêu và ta cũng không yêu ai mãi mãi. Chính vì nó mà văn sĩ Leon Tolstoi đã viết: “Nói rằng yêu ai suốt đời cũng như nói một ngọn nến cháy mãi khi ta còn sống.”

Hoặc như tục ngữ Anh có câu: “Khi cái nghèo đi vào cửa lớn thì tình yêu đi ra cửa sổ.”Hay như thi sĩ lừng danh Alfred de Musset của Pháp đã nhận xét: “Ái tình lá con vật kỳ quái. Để cho nó đói khát thì nó sống mãi, mà cho nó no nê thì nó chết.”

Người Việt Nam có câu: “Dò sông dò biển dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người.”

Như vậy, xét cho cùng tình yêu con người là tình yêu không hòan tòan trọn vẹn, sở dĩ nó không trọn vẹn vì nó được xây dựng trên cơ sở bất tòan của lòng người.

Thánh Kinh chép: “Lòng loài người là xấu xa, ai có thể biết được.”
Như thế, chúng ta có thể tìm đâu ra một tình yêu trọn vẹn, tuyệt đối bao la và bất biến với thời gian. Chúng ta có thể tìm đâu ra một tình yêu bất chấp đối tượng được yêu, không đòi hỏi ở đối tượng yêu bất cứ điều kiện nào.

Từ xưa đến nay lòai người đã tìm được tình yêu đó và người ta chỉ có thể tìm được trong con người của Chúa. Chúa đã yêu chúng ta bằng một tình yêu tuyệt đối, bất biến. Ngài yêu ta trong khi ta không đáng yêu, khi ta phản bội, khi tay xây lưng khước từ, khi ta hờ hững, khi ta chống lại Ngài, khi ta đầy dẫy tội lỗi xấu xa. Ngài yêu ta bất chấp ta là người thế nào. Ngài yêu ta mặc dầu ta đáng ghét quá chừng.

Tình yêu đó tuyệt vời quá đến nỗi một nhạc sĩ đã mô tả: “Nếu lấy hết nước biển làm mực, cây trên rừng làm viết, cả bầu trời là giấy cũng không thể nào mô tả hết tình yêu của Chúa đối với lòai người.”

Kinh Thánh chép: “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong diều này: Đức Chúa Trời đã sai con Ngài đến thế gian đặng chúng ta nhờ Con được sống.”

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương nhân lọai đến nỗi hy sinh con một của Ngài, để tất cả những người tin nhận Con Đức Chúa Trời đều không bị hư vong nhưng được sống vĩnh viễn.”



Nguồn Sưu tầm